Bản tin SEO tuần 1 tháng 06-2022

Tuần này chúng ta có những tin tức gì về SEO đây? Hãy cùng Nghiện SEO đọc và tương tác với thông tin này nha!

1. Apple search sắp ra mắt?

Nguồn tin leak từ Robert Scoble – một blogger cực kì nổi tiếng (nhưng cũng lắm scandal) ở Silicon Valley thì Apple sắp cho ra mắt công cụ tìm kiếm của riêng mình.

Liệu sau 8 năm kể từ ngày Apple Spider được ra mắt thì Apple Search có chính thức đi vào hoạt động?

Nếu quả thực như vậy thì anh em SEO lại có thêm vùng đất mới đầy tiềm năng để khai phá đó.

2. Sử dụng sub-domain cho YMYL content: nên hay không?

Trên Twitter, J.Mueller (Link) được hỏi về việc có nên sử dụng sub-domain cho các chủ đề về YMYL hay không?

Vấn đề được quan tâm là: Nếu sub-domain bao gồm các nội dung về YMYL thì có ảnh hưởng đến phần còn lại của website hay không?

Như thường lệ, lão Mu cho hay: Google không có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và trải nghiệm người dùng mà kết quả sẽ khác nhau.

3. Content SEO: tỷ lệ đạo văn bao nhiêu % là an toàn?

Câu hỏi rất “khó” này được một thanh niên tên Muhammad Avais hỏi lão Mu trên Twitter (Link).

Vậy theo anh em, tỷ lệ đạo văn bao nhiêu là an toàn? Ae biết John trả lời như thế nào không?

“Tại sao mày không nhắm đến tỷ lệ 0%?”

Hơi cục súc nhưng mà thật. Đã là đạo văn rồi mà lại còn muốn tỷ lệ “an toàn” được Google chấp thuận.

Nhưng thực tế, content đạo văn/copy vẫn lên top. Tại sao? 

Link nội dung này.

4. Hướng dẫn mới của Google khi làm schema cho Author

Google đã bổ sung những hướng dẫn quan trọng trong quá trình làm schema cho tác giả. Những thay đổi đáng chú ý mà anh em cần note lại:

1. Schema phải bao gồm tất cả các tác giả. Nghĩa là nếu bài viết có từ hai tác giả trở lên thì trong schema phải thể hiện điều đó.

2. Liệt kê tên mỗi tác giá trên một dòng. Không gộp chung.

Ví dụ:

“author”: [

  {“name”: “Willow Lane”},

  {“name”: “Regula Felix”}

]

Không được viết:

“author”: {

  “name”: “Willow Lane, Regula Felix”

}

3. Sử dụng trường thông tin “Type” phù hợp. Nếu là cá nhân thì @type là person; nếu là doanh nghiệp thì @type là organization

Ví dụ: 

Cá nhân:

“author”: [

  {

    “@type”: “Person”,

    “name”: “Willow Lane”,

    “url”: “http://www.example.com/staff/willow_lane”

  }

]

Doanh nghiệp:

“author”:

  [

    {

      “@type”:”Organization”,

      “name”: “Some News Agency”,

      “url”: “https://www.example.com/”

  }

]

4. Trường “name” chỉ viết tên tác giả, không được thêm bất kì thông tin bổ sung nào khác như nghề nghiệp, danh xưng,… Mỗi một loại thông tin này sẽ được thể hiện bằng một trường riêng biệt.

Ví dụ:

“author”:

  [

    {

      “name”: “Echidna Jones”,

      “honorificPrefix”: “Dr”,

      “jobTitle”: “Editor in Chief”

    }

  ],

“publisher”:

  [

    {

      “name”: “Bugs Daily”

    }

  ]

}

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể của Google về việc tạo schema cho tác giả. Anh em có thể đọc thêm tại blog của Google tại đây.

5. Tin vui: Yoast SEO đã support IndexNow

Tin vui cho những anh em sử dụng Yoast SEO đó là họ đã chính thức tích hợp với IndexNow – plugin hỗ trợ submit index lên đến 10k url/ngày của Microsoft và Yandex.

Tuy nhiên, chỉ với bản Yoast SEO premium thì anh em mới được support.

Ở một diễn biến khác thì Rank Math đã tích hợp hỗ trợ IndexNow từ lâu lắm rồi. Link nội dung này.

6. Google: không cần phải submit url để được index lại mỗi khi bạn thay đổi nội dung trên đó

John Mueller cho hay các con bot của Google đã được lập trình tự động quay lại cào web sau một thời gian nhất định. Do đó, bạn không cần phải kích bot quay lại bằng cách này hay cách khác, trừ trường hợp rất khẩn cấp mà thôi.

J.Mueller gợi ý thêm, với các site cũ thì không cần submit lại mỗi khi update hoặc thay đổi nội dung content; nhưng với các site mới thì nên vì điều này khuyến khích bot quay lại web của bạn thường xuyên hơn. Link nội dung này.

Ghi nguồn Nghiện SEO khi chia sẻ lại thông tin này.

5/5 - (1 bình chọn)