Content is King, Brand is Father’s King

Bài này không kết luận Brand là yếu tố quan trọng nhất trong SEO cho mọi loại website. Mà chẳng một tổ chức nào đủ uy tín để nói cái gì là quan trọng nhất cả. Chắc chỉ có Google có văn bản thì mới là chính thức.
Vậy nên, khi nói Brand quan trọng hơn Content thì đó là một quan điểm, thậm chí nó chỉ đúng trong một vài trường hợp, nhóm ngành.

VỚI ECOMMERCE

Là những ngành kiểu như bán đồng hồ, vali kéo, ví da..tựu chung là những website cần phải SEO danh mục sản phẩm.

Mặc dù danh mục sản phẩm không phải landing page cuối cùng tạo ra chuyển đổi, vì người ta vào danh mục rồi phải chọn sản phẩm, rồi mới giỏ hàng hay đặt hàng. Tuy nhiên, danh mục là cái phễu để đón khách vào website, SEO được cái danh mục lên TOP mới là thành công.

Với Ecommerce, sẽ có nhiều doanh nghiệp/tổ chức phân phối. Tức là họ mua vali ở nhà sản xuất (nhập khẩu hoặc trong nước) rồi bán lại. Tương tự, họ mua đồng hồ ở nước ngoài rồi về bán lại.

Giả sử một sản phẩm cụ thể có mã: “vali kéo abc”. Như vậy thì, tôi hay bạn hay ai đó nhập cái vali kéo abc này về, thì chúng ta sẽ phải dùng chung một đoạn nội dung về thông số kỹ thuật của sản phẩm. Nội dung này không ai bịa ra được. Tương tự với một mã đồng hồ, một mã máy của tháng máy, một mã máy của một cái máy lọc nước cụ thể.

Lúc này, tư duy Content is King thì sẽ dẫn lối chúng ta đến viết reviews về từng mã sản phẩm? Nội dung reviews có thể là text hoặc là video. Nhập 1000 cái vali về bán thì đồng nghĩa 1000 ông King có nội dung reviews.
Thực tế, không ai làm thế cả. Bán vali có 1000 mã sản phẩm, viết reviews 1000 cái đến bao giờ? Đồng hồ thì 10,000 chiếc, viết bao giờ mới xong? Trong khi, page SEO tiên quyết của dự án là danh mục.

Ở góc nhìn của Google, họ đủ dữ liệu và thông minh để nhận biết được các website/tổ chức phân phối sản phẩm như thế này. Content thì không có, mà cái phần có thì lại là nội dung từ nhà sản xuất.

Vậy Google xếp hạng cái gì?

Google xếp hạng những đơn vị phân phối sản phẩm đáng tin cậy trên SERP. Thật vậy, nếu chỉ nói về chức năng sử dụng thì bạn mua cái vali kéo abc ở đâu chẳng được. Nó là chính hãng thì cứ thế mà dùng, như iPhone của Apple vậy.
Lúc này lại cần phải phân tích “sự đáng tin cậy” là gì? Nó là:
– Các nội dung đảm bảo tổ chức của mình nhập hàng chính hãng
– Các chính sách bảo hành của riêng cửa hàng
– Các chương trình khuyến mại, hậu mãi, quà tặng
– Các trải nghiệm khi mua hàng
– vân vân

Những nội dung này thuộc về Brand nhiều hơn là nội dung của sản phẩm. Các thông tin này phải tự doanh nghiệp viết ra, thật sự có cái gì thì mới công bố cái đó. Nó quan trọng hơn nội dung trong từng sản phẩm.

NGÀNH DỊCH VỤ

Ví dụ là dịch vụ in đi. In tất cả mọi thứ: in menu, in namecard, in lịch, in lì xì…cái gì in được là in. Nếu bạn từng tìm kiếm về dịch vụ in thì sẽ thấy, quy trình làm việc với khách nó chỉ xoay quanh 4 bước cơ bản như này thôi:

1. Chốt mẫu thiết kế. Có thể từ khách gửi hoặc mình thiết kế cho khách
2. Chốt chất liệu in
3. Chốt số lượng
4. Và in nó

10 ông King ở trang 1 có thể vẽ vời ra quy trình 5 – 7 – 8 bước nhưng các bước chính thì nó chỉ có thế thôi. Khi khách hàng gọi điện đến, đặt vấn đề và đưa yêu cầu thì thường là người khác đảm nhận. Khách vào web rồi, gọi điện rồi là coi như vai trò của SEO là xong. Tư vấn qua điện thoại hay tư vấn offline chốt được bao nhiêu khách thì SEOer không còn trách nhiệm.

Vậy với góc nhìn của Google thì sao?

Chắc chắn là Google học thuộc lòng cái quy trình in quốc dân này rồi. Mình là người mình đọc còn hiểu và thuộc lòng được quy trình thì Google Bot nó cũng vậy. Thậm chí mình chỉ đọc trang 1, Google Bot còn đọc cả những trang sau nữa.

Vậy nếu thêm brand thứ 11 làm in ấn nữa xuất hiện, thì cái bạn quan tâm là gì?

Đó chính là những gì khác biệt của brand in ấn mới này!
– Có gì đặc biệt từ team thiết kế không?
– Có chất liệu in gì mới mà chỉ brand thứ 11 này có không?
– In số lượng ít có nhận không?
– Vân vân..tạm thế

Những nội dung này, lại thuộc về nội dung của Brand, không phải là nội dung của bài viết cụ thể. 3 cái gạch đầu dòng bên trên có thể ốp nào vào tất cả các trang: in lịch, in lì xì, in phong bì..in tất cả mọi thứ.

Nó là nội dung khác biệt, đối thủ không copy được. Trừ khi nó làm được giống như mình nói thì nó mới copy. Mà dễ dàng để copy như thế thì không còn là USP của thương hiệu rồi ^^

Ngoài sản phẩm và dịch vụ thì còn các các loại website khác như: Báo chí, blog và Affiliate. Những loại này mình trải nghiệm chưa đủ nhiều, lại không thể show case, nên mình không đưa vào phân tích được.
Với sản phẩm và dịch vụ thì mình có thể mạnh dạn kết luận luôn Brand mới thật sự là King. Còn nếu thằng Content vẫn nhận nó là King thì Brand sẽ là bố của King.

Thêm nữa, dù sao thì Website cũng chỉ là một đại diện của thương hiệu trên một trường số. Brand tốt, content hay thì trải nghiệm của người dùng cũng phải tuyệt vời. Trải nghiệm trên trang nó phải xứng tầm với Brand. Giống như offline, vào cửa hàng của một brand lớn thì các trải nghiệm từ gửi xe đến lúc lấy xe ra về phải vui. Vào website đọc nội dung và đặt hàng phải dễ.

Quay lại với bài của Navi, có một comment mình nghĩ nó thô mà thật: “Vinmec giàu thì nói gì chả đúng”

Đúng là Vinmec giàu, họ có tiềm lực và quan trọng hơn là cách họ tiêu tiền. Họ chi tiền vào các hoạt động truyền thông. Các hoạt động truyền thông đó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến 2 yếu tố Authoritativeness & Trustworthiness trong EAT. Mục đích truyền thông của họ không phải hỗ trợ SEO vì chắc chắn đội PR cũng có những KPIs riêng.

EAT còn có nghĩa là Ăn. Đến cái người không làm SEO như Huấn Rose còn nói: không làm mà đòi có eat thì chỉ có eat daubuoi, eat cut. Nên chẳng có gì là ngẫu nhiên cả, họ củng cố EAT vượt qua hết mọi phạm vi của SEO

Cuối cùng,

Thôi đừng có Content is King nữa, Google còn nói EAT là cái trọng số để xếp hạng. Vậy thì Content nó mới chỉ đảm bảo Expertise thôi. Còn Authoritativeness và Trustworthiness nữa cơ mà
Các trọng số Expertise, Authoritativeness hay Trustworthiness cũng tùy ngành mà có cái cần tập trung nhiều hơn những cái còn lại.

(Ninh Thành Nam – Group Nghiện SEO)

5/5 - (1 bình chọn)