E.A.T theo cách hiểu của tui

Hầu như đại đa số các bạn làm SEO nhiều năm đều biết đến E.A.T là viết tắt của Expertise – Authoritativeness và Trustworthiness. Đầu tiên mình xin nói lại ngắn gọn 1 lần về các thuật ngữ theo cách hỉu của tui cho các bạn nào chưa nắm được:
Expertise: Có thể hiểu yếu tố này đánh vào mức độ chuyên môn hóa nội dung của tác giả hoặc mở rộng hơn là của website.
Authoritativeness: là tầm ảnh hưởng của tác giả bài viết (hoặc có thể hiểu rộng hơn là tầm ảnh hưởng của website đó so với các website khác cùng lĩnh vực).
Trustworthiness: độ uy tín, độ tin cậy, độ tin tưởng… nói chung là niềm tin vào tác giả hoặc website.

TUI ĐANG HIỂU E.A.T NHƯ THẾ NÀO?

Ở đây tui sẽ bỏ qua tác giả mà nói về website (với tui website cũng chỉ là một tác giả nếu trong bài viết không có tác giả, hoặc có thể là tập hợp các tác giả nếu nó có nhiều tác giả).
Expertise: Đây là yếu tố đánh vào mức độ chuyên môn của 1 bài viết trên website (khi website có tỷ lệ bài viết chuyên môn càng nhiều thì sẽ làm cho website được đánh giá là website có chuyên môn ở lĩnh vực đó, nó là 1 yếu tố làm cho website đó có tầm ảnh hưởng – Authoritativeness, và có sự tin tưởng – Trustworthiness).
Tuy nhiên Google dựa vào đâu để hiểu 1 bài viết được gọi là có chuyên môn hơn 1 bài viết khác, ví dụ 2 ông bác sĩ cùng viết 1 bài rất chuyên sâu về cách trị mụn thì làm sao biết ông nào có chuyên môn cao hơn?
Ví dụ 2: 1 bác sĩ cực kỳ giỏi về y thuật nhưng chưa hẳn đã giỏi về viết 1 bài viết về thuyết phục người đọc, sau khi họ viết xong sẽ có một bộ phận biên tập lại cho phù hợp. Một bên khác không có ông bác sĩ nào mà họ lấy bài viết về rồi biên tập thêm 1 lần nữa – Vậy tính chuyên môn thằng nào cao hơn?
Ví dụ 3: khi user (đã từng học SEO và chưa từng học SEO) search “dịch vụ SEO” và bài viết có khá nhiều thuật ngữ với một bài viết đơn giản rất ít thuật ngữ chuyên ngành thì tính chuyên môn theo Google thằng nào cao hơn?
Ở ví dụ 1 và 2 nếu người đọc có thể hiểu được những gì bài viết đó trình bày thì họ có thể đánh giá được bài viết nào chuyên môn cao hơn theo cảm tính của họ tuy nhiên nếu đọc giả không thế hiểu được những vấn đề mà bài viết đó truyền tải thì liệu rằng bài viết đó có được đánh giá là có tính chuyên môn?
Theo tui yếu tố cấu thành tính chuyên môn của bài viết không nằm ở việc ai là người viết ra nó hoặc nó được đăng ở đâu mà được quyết định bởi những người sẽ đọc nó, và cũng theo suy nghĩ của tui thì Google cũng đánh giá mức độ chuyên môn thông qua việc ghi nhận – đánh giá các hành động của User khi họ truy cập website đó bằng các yếu tố sau:
– Tỷ lệ New User đọc bài viết mà họ vừa mới truy cập trong bao lâu? (time on page).
– All User có tỷ lệ hành động gì sau khi đọc bài viết đầu tiên mà họ truy cập vào từ mọi nguồn? (thoát trang, chát, gọi điện, đặt hàng, để lại thông tin, share, xem page khác, …) (page/session – Goal call to action).
– Tỷ lệ Return visitor: Có tỷ lệ khách truy cập quay trở lại cao.
– Tỷ lệ Khách search từ khóa thương hiệu và truy cập vào website.
– Tỷ lệ khách search từ khóa kèm thương hiệu và truy cập vào website.
Authoritativeness: Để 1 website có thể biến mình thành một website có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó thì nó phải thỏa các điều kiện sau đây:
– Có tỷ lệ các bài viết chuyên môn đủ lớn (thế nào là lớn thì ăn thua do đối thủ của bạn quyết định).
– Được sự giới thiệu của càng nhiều website có uy tín càng tốt (phần này giống như công đoạn tăng DA thôi).
– Có nhiều profile có uy tín ở các trang social trỏ về.
Trustworthiness: Niềm tin của 1 user đối với 1 website. 1 User đã hội tụ các yếu tố tin tưởng vào một website thì họ sẽ làm gì sau khi đọc xong 1 bài viết bán hàng, đọc xong một bài viết chia sẻ kiến thức? phải chăng là những hành động như nhắn tin, đặt hàng, gọi điện, like, share bài viết, … nói chung là thực hiện những hành vi mà Google đánh giá là có lợi cho website.
Vậy những yếu tố nào giúp User có niềm tin vào 1 website?
– Có tính chuyên môn.
– Có ít hoặc không có các vấn đề về phốt trên internet.
– Có tính bảo mật cao (SSL)
– Các yếu tố xác thực của website (trang giới thiệu, trang liên hệ, địa chỉ trụ sở, các chính sách đổi trả, chính sách bảo hành).

CÁCH TUI TỐI ƯU E.A.T

Như cách hỉu của tui thì trong 3 yếu tố này cái thằng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Expertise, chỉ cần chúng ta cố gắng làm tốt cái phần này thì những phần sau chỉ là muỗi.
Để làm tốt tính chuyên môn thì nội dung trên website phải hay hoặc chí ít là phù hợp với người đọc, các bạn có thể thực hiện các bước như sau:
– Phân tích khách hàng: họ là ai? (tuổi tác, giới tính, vùng miền, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân … vân vân và mây mưa, phân tích càng nhiều càng tốt. nếu bạn có khả năng chia nhỏ ra theo lạnh – ấm – nóng thì ngon cơm).
– Tìm từ khóa họ quan tâm: cái này là phân tích từ khóa thôi, khách là ai thì cũng đều có thể search chung các bộ từ khóa giống nhau. Nhưng phân tích khách hàng là để bạn cho ra nội dung phù hợp hơn với họ.
– Tập trung nội dung vào lượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến (ví dụ cùng là từ khóa “dịch vụ SEO” nhưng người biết nhiều về SEO khác với người có ít kiến thức về SEO, bạn phải biết khách của mình muốn nhắm đến là ai, họ muốn đọc cái gì để có nội dung phù hợp. Một người rành về điện thoại muốn đọc cái gì khi mua IP 12 và người không rành điện thoại thì đọc cái gì …).
Thôi tới đây thui nha tui đi ngủ đây, đây chỉ là quan điểm cá nhân và cũng chỉ là suy diễn thôi. Các pác đừng bắt em nó show bằng chứng bằng cứ này nọ nha, không có đâu. Các pác có gì tranh cãi có thể cmt khi nào tui zậy tui rep. Chúc tui ngủ ngon!
(Fb Phan Thanh Giang)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *