Nghiện SEO thảo luận về: Internal Link (Liên kết nội bộ)

Nói thật là bài này tôi không thể viết nổi “step by step” như các bài trước. Vì cách làm Internal link nó còn phụ thuộc vào site của bạn là Ecommerce (b(á)n s.ả.n phẩm) hay site d.ị.c.h vụ, news hay niche site. Để nói ra được một công thức chung để làm internal link cho 4 loại site này là điều không thể.

Tuy nhiên, vẫn có những mẫu số chung cho 4 loại site này. Thực tế ngày xưa tôi làm dịch vụ (giờ nghỉ rồi) thì đều làm cả 4 loại site bên trên. Ở giai đoạn lập kế hoạch, cũng phải lập kế hoạch internal link cho từng loại dự án: s.ả.n phẩm, d.ị.c.h vụ, tin tức hay niche. Chứ không có cái công thức nào áp dụng đồng loạt cho các dự án được.

Vì vậy bài viết này chỉ nói về các mẫu số chung, dựa trên 2 khía cạnh đo lường là: Số lượng và chất lượng. Anh em áp dụng được cái gì thì áp dụng

1. Về số lượng internal link

  • Google nói: Backlink quan trọng chất lượng hơn số lượng. Điều này đúng, đã được thừa nhận. Nhiều người đã áp dụng chiến thuật chất lượng hơn số lượng khi làm Backlink và nó có hiệu quả
  • Một nguồn khuyết danh bổ sung thêm: Backlink quan trọng chất lượng, Internal link quan trọng số lượng.

Nó làm tôi chú ý mà phải đi tìm bằng được ai là người đã nói câu này. Nhưng sau một thời gian đi tìm tôi nhận thấy thằng nào nói câu này không quan trọng, Google nói hay SEO Blogger nói cũng không quan trọng bằng tại sao lại nói thế.

Vì vậy, tôi đi tìm lời giải chứng minh cho cái giả thuyết này.
Thật vậy,
Trong Google Search Console, phần liên kết gồm có 2 cái bảng: Một bảng là “Liên kết bên ngoài” và một bảng là “Liên kết bên trong”.

Trong bảng “liên kết bên ngoài” gồm có:

  • Các trang được liên kết hàng đầu
  • Các trang web liên kết hàng đầu
  • Văn bản liên kết hàng

Trong “các trang web liên kết hàng đầu” nó là danh sách các domain trỏ đến website của mình. Văn bản liên kết hàng đầu nó chính là cái Anchor text đặt backlink. Vì vậy, dựa vào 2 chỉ số này có thể kết luận: Backlink cần tối ưu chất lượng hơn số lượng là có cơ sở. Coi như ý đầu tiên về backlink là đúng. Có dịp nào tôi viết riêng về phần này.
Tuy nhiên, ở ý thứ 2: “Internal link quan trọng số lượng”, trong bảng “Các liên kết bên trong” thì chỉ có số liệu số lượng internal link trỏ về từng page. Không có thông kê Anchor Text của từng webpage luôn. Cái bảng cho có 2 cột:

  • Cột 1: Danh sách các URL trên website
  • Cột 2: Số lượng Internal link trỏ đến cái URL tương ứng ở cột 1

Không có bản đồ liên kết internal link từ page này sang page khác. Tóm lại là chỉ xem được số lượng internal link trỏ đến từng page. Một page trỏ đi bao nhiêu internal link cũng không xem được. Ở cột thứ 2 được Google sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp các webpage được nhận nhiều internal link đến ít internal link.
Cái gì Google thống kê, cái đó quan trọng và Google muốn Webmaster tối ưu. Vì vậy, tôi kết luận giả thuyết “Internal link quan trọng số lượng” là đúng. Google coi page nào trên web nhận được nhiều internal link là page quan trọng của

Các internal link đến từ đâu?

Theo Google Search Console, Internal link không chỉ đến từ Article mà còn đến ở các layout: Header, Footer và Sidebar. Thực tế, phần lớn số lượng internal link của 1 page đến từ 3 vị trí này, phần nhỏ còn là internal link trong Article.

Vì vậy, việc sắp xếp các layout trên 1 webpage như thế nào để page quan trọng nhận được nhiều internal link, page ít quan trọng hơn nhận được ít internal link là việc cần tính đến.
Để tôi kể thêm chuyện này, đây là bài test mà tôi phải trả cái giá khá đắt.
Khoảng 2017 – 2018 tôi có dựng một website về chủ đề lifestyle, nó không cần YMYL hay EAT gì cả. Vì vậy nội dung có bốc phét thì Google cũng không biết nhưng người dùng đọc sẽ biết. Tôi lên danh sách 100 bài viết và viết hết 100 bài này.

Tôi đã tuyệt đối không dùng internal link trong Article mà chỉ sử dụng Internal link từ các vị trí layout. Chỉ tối ưu giao diện trang chủ, header, footer và sidebar trong từng bài viết để phân bố internal link trong website. Tôi tối ưu đến mức những bài quan trọng nhận được nhiều internal link, bài ít quan trọng nhận được ít internal link. Nhấn mạnh là tôi tối ưu được như thế mà không cần dùng internal link đặt trong Article nhé.
Kết quả là fail vl, số lượng internal link trong Google Search Console nhảy rất đẹp nhưng TOP cho bài viết thì lẹt đẹt.

Điều này chứng tỏ, Internal link từ layout chỉ mang đến số lượng nhưng chất lượng ảnh hưởng đến ranking của từng bài viết đến từ internal link trong article.
Sau đó thì tôi có đi internal link trong article mà. 1 tháng sau thì lượng hiển thị của website bằng với volume của từ khóa, vị trí trung bình <10. Tốt đúng không?!
Tóm lại thì, việc sắp xếp các layout để trung chuyển các internal link sao cho page quan trọng nhận được nhiều internal link hơn page ít quan trọng là cần phải tính đến trong giải đoạn thiết kế website. Nội dung này chắc tôi không viết được, vì viết thì phải vẽ hình nhiều vcl

2. Chất lượng của Internal link

Trong phần (1) Internal link tạo ra từ layout có thể chiếm 80% số lượng, chỉ có 20% số lượng internal link là từ Article. Theo quy luật 80 – 20 Pareto thì 20% số lượng kia nó sẽ tạo ra 80% chất lượng, còn 80% số lượng từ layout nó chỉ tạo ra 20% chất lượng.

Nhắc lại nội dung bài External link một chút. Khi đặt một liên kết vào trong bài viết thì sẽ gói gọn trong 3 mục đích:

  • Xác thực thông tin
  • Giải thích thông tin
  • Bổ sung thông tin

Với mục đích xác thực thông tin thì thôi cứ đặt External link. Thông tin cần xác thực khi trong bài viết có xuất hiện một con số thông kê, một công nhận hay một định lý nào đó. Cho dù tổ chức của mình có được verify rồi chăng nữa thì thì khi xác thực cứ đặt link out sẽ tin cậy hơn là internal link. Chỉ trừ trường hợp tổ chức của bạn thực hiện một cuộc khảo sát và thống kê này thuộc sở hữu của bên bạn thì mới dùng internal link
Với mục đích giải thích thông tin thì cũng tương tự vậy. Bài viết mà xuất hiện thuật ngữ, kiểu bộ máy ETA, testosterone, UNESCO thì đặt link trỏ đến tổ chức nào mà định nghĩa các thuật ngữ này tốt hơn là tạo một bài viết trên website giải thích các thuật ngữ này rồi internal link đến.

Vậy là còn mỗi mục đích bổ sung thông tin. Case study kinh điển nhất chắc là wiki, gắn chi chít Internal link. Hầu như dòng nào cũng có một Internal link. Bài càng dài càng lắm Internal link. Họ làm được thế vì dữ liệu họ lớn, lắm index.

Còn mình thì mức độ nội dung vừa phải, muốn bắt chước cũng khó. Trừ News. Vì vậy, tôi chia cách đặt Internal link làm 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Internal link cho có

Là khi vừa xuất bản bài viết. Nếu coi External link là hiến máu vì mình cho “máu” website khác thì Internal link được coi là bơm máu, phân bố máu đều đi khắp cơ thể.
Có quan điểm nói rằng: trỏ link truyền Page Rank. Điều này đúng trong cả internal link. Nhưng cũng như hiến máu, tôi hiến máu 10 lần rồi, mỗi lần 300ml nhưng người tôi vẫn đầy máu. Như Page Rank, máu cho đi thì máu tự hồi phục. Cho là cho, cho không có nghĩa là mất.

Một bài viết mới xuất bản cần được liên quan đến những bài viết cũ (internal link đến các bài viết cũ) và các bài viết cũ cần liên quan đến nội dung mới vừa xuất bản (internal link từ bài cũ đến bài mới)
Con số tôi thường làm trong giai đoạn này là 3: 3 internal link đến – 3 internal link đi. Tôi không giải thích tại sao lại là 3 vì đây là con số dựa trên kinh nghiệm. 3 là con số vừa phải. Nhỏ hơn 3 là ít, nhiều hơn 3 không sao. Ở giai đoạn 2 tôi sẽ nói tiếp tại sao lại nhiều hơn 3.

Ở giai đoạn này mục tiêu chỉ là giữ cho máu được lưu thông trong cơ thể. Một bài viết mới nó cần được kết nối với các bài viết cũ. Nó không thể đứng im một mình như tự kỷ, một bài viết không thể là điểm cuối của dòng chảy link. Đừng cố thử tự kỷ một bài viết, tôi thử rồi, khó SEO vl.

Giai đoạn 2: Tối ưu internal link

Ở giai đoạn (1) máu đã được bơm đều lưu thông trong cơ thể từ tim cho đến chim. Vậy giai đoạn 2 là mình làm cho Google hiểu được tim hay chim quan trọng hơn bằng cách dồn nhiều internal link về các vị trí ấy.
Vì vậy tôi mới nói sau giai đoạn 1 sẽ có những bài viết nhận được nhiều hơn 3 internal link. Việc tối ưu cần được xem xét dựa trên các số liệu trong phần “Hiệu suất” của Google Search Console.

  • Một bài viết đang mấp mé trang nhất, nhận được thêm internal link có thể bật lên trang 1
  • Một bài viết mà volume từ khóa của thấp nhưng đang nhận được hơi nhiều Internal link cũng cần được phân bố lại
  • Một bài viết đã lên top, traffic đều đặn thì internal link từ bài đó nó mạnh tương đương backlink.
  • Vân vân…

Ngoài ra, sau giai đoạn 1 thì kiểu gì website của bạn cũng bị keyword cannibalization dù có sắp xếp từ khóa tốt đến đâu. Không phải do bạn, mà do Google đang sắp xếp dữ liệu và nó nhận diện nhầm từ khóa đi kèm với Landing page của bạn. Thời gian sẽ làm cho Google nhận diện lại đúng nhưng bạn hoàn toàn có thể tác động để quá trình ấy diễn ra nhanh hơn.

Đó là việc thay đổi Anchor Text của Internal link. Bạn muốn SEO từ xyz cho bài A mà Google lại cho hiển thị bài B. Thì lúc này bạn dùng xyz làm Anchortext trỏ đến bài A. Một Internal link có thể chưa tác động nhưng 2 – 3 internal link cùng anchor text xyz thì chắc chắn nhận diện sẽ thay đổi.

Đổi Anchor text rồi mà vẫn keyword cannibalization thì do content của bạn rồi.

Cuối cùng, tóm lại về phần Internal link cho ai lười kéo xuống dưới:

1 – Backlink đề cao chất lượng, Internal link đề cao số lượng
2 – Phải tính toán Internal link được nhận từ các layout
3 – Internal link từ Article chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 3 – 3 cho có và giai đoạn tối ưu.

(Fb Ninh Thành Nam)

5/5 - (1 bình chọn)