Lúc nhiều khách (thuê viết) mình làm việc với cả 20+, 30+ bạn CTV cùng lúc. Việc nhiều và chỉ ngồi ở nhà quản lý, nhưng mình vẫn luôn cam kết chất lượng bài viết với khách hàng. Đọc xong bài này bạn sẽ biết bí kíp.
Vài lợi ích của bài viết:
-
Dễ dàng thuê được người viết content giá tốt, trung thành (Có 7 bạn làm với mình suốt gần 2 năm)
-
Đảm bảo được số lượng, chất lượng trên mỗi bài viết. (Bên mình cam kết luôn mà)
-
Chấm dứt được 100% các than phiền/phốt phét giữa khách hàng và CTV viết bài.
-
Tiết kiệm thời gian, công sức, tăng chi phí cơ hội cho cả đôi bên.
-
Nếu bạn là Writer thì sẽ tự đề xuất được giải pháp cho khách hàng.
Ok, vậy chúng ta sẽ đi từ con số 0, từ bước tìm người viết cho tới bước xây dựng và duy trì một content team chất lượng nhé!
=========
1. TÓM TẮT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÓ DỰ ÁN
=========
Đầu tiên thì bạn cần hiểu rõ cái dự án của bạn (hoặc của khách hàng). Sau đó tóm tắt dự án cho CTV như sau:
-
Bạn cần viết lĩnh vực gì?
-
Số từ khoảng bao nhiêu?
-
Nhuận bút thế nào?
-
Số lượng bài viết bạn cần?
-
Những điều kiện để ứng tuyển? Như mình thì thường là: CV, Portfolio, Giới thiệu 1-2 dòng về bản thân.
-
Liên lạc qua Zalo, Gmail. Cmt hoặc inbox fb mình sẽ không rep!
Đánh giá độ khó của công việc, ví dụ:
“Dự án nội thất nên có rất nhiều thông tin để tham khảo trên mạng, làm dễ lắm các bạn nhé!”
=> Nếu hiểu rõ dự án và từng ở vị trí CTV thì bạn sẽ tự đánh giá được độ khó. (Nhờ hiểu mà mình có thể tối ưu được chi phí sản xuất content)
=========
2. THUÊ NGƯỜI VIẾT CONTENT GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?
=========
Theo mình, bạn có thể đăng cái tóm tắt dự án lên các group f.b như “Chợ Content, Cùng làm Content Marketing tại nhà,…” để tìm người.
Lưu ý: Ở đây hầu như là gà, nên muốn có chất lượng thì bạn cần tiếp cận càng nhiều người càng tốt. Cứ 100 người sẽ được tầm 2-3 người viết ok.
Nếu đăng 2 nhóm mình kể trên thì chẳng mấy chốc bạn sẽ có hơn 100 ib. Trong 100 CTV thì khoảng 70 bạn sẽ không phù hợp, hoặc quên việc gửi những thông tin bạn yêu cầu => Cứ loại thẳng vì thiếu chỉn chu.
Bây giờ bạn xử lý 30 CTV còn lại bằng cách: Chào họ, đưa họ bản creative brief và yêu cầu 2 bài Demo. (Nhớ nói: “Bài demo ổn mình thanh toán như thường nhé. Ko ổn thì mình sẽ note thật chi tiết các lỗi cho bạn”)
=========
3. CHUẨN BỊ BẢN CREATIVE BRIEF RÕ RÀNG (NHỮNG TIÊU CHUẨN/KPI CỤ THỂ)
=========
Creative Brief bạn hiểu đơn giản là: Bản tóm tắt A-Z công việc CTV cần làm. Và những info cần thiết như đối tượng/sản phẩm/thương hiệu. (Bạn sẽ ko muốn để CTV tự mò cái này đâu)
Đồng thời bạn cũng có thể đánh giá bài viết có OK hay không dựa trên các tiêu chí của bản Brief này luôn.
Những thông tin quan trọng nhất mà CTV cần để làm tốt công việc:
-
Mục tiêu bài viết (Chia sẻ, bán hàng, thông tin sản phẩm - xúc tích)
-
Xưng hô: Xưng Kind, Kind Content, gọi khách là bạn.
-
Hình ảnh: File hình ảnh và yêu cầu về ảnh.
-
USP (Lợi thế cạnh tranh)
-
Bố cục bài viết.
-
Yêu cầu SEO.
-
Cách bàn giao.
-
Văn phong: Chuyên nghiệp.
-
Bài mẫu (Cực quan trọng)…
Để tạo được bản Creative Brief chuẩn, ngoài việc hiểu các yêu cầu từ dự án, bạn còn phải biết thế nào là một content chất lượng để định hướng Writer viết hay nhất có thể.
- Nếu bạn muốn thảm khảo một bản Creatvie Brief giữa mình với một vài khách hàng thì c.m.t mình gửi nhé.
=========
4. LIỆT KÊ NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP VÀO BRIEF
=========
Liệt kê lỗi rõ ràng để giảm thiểu tình trạng CTV mắc lại lỗi, tiết kiệm thời gian feedback cho bạn. Đương nhiên chất lượng cũng tốt hơn nhiều.
Các lỗi thường gặp bữa mình có viết 2 bài cực kỳ chi tiết ở đây rồi:
-
13 lỗi phổ biến khi viết Content
-
19 sai lầm cần tránh khi viết Content SEO
(Chưa có cmt nhé. Và yên tâm lỗi thực chiến nó cụ thể lắm)
(Đương nhiên nếu bạn có kinh nghiệm + làm kiểm duyệt đủ lâu thì cũng tự list được các Lỗi thôi)
=========
5. LẬP OUTLINE (DÀN Ý BÀI VIẾT) ĐỊNH HƯỚNG CHO CTV
=========
Bạn phải đưa Outline & Guideline đã được nghiên cứu từ trước cho CTV để chắc chắn họ viết theo ý mình.
Đừng ném cho cái tiêu đề, cái key rồi “viết đi em”. Bạn sẽ nhận được rác đấy.
(Lập Outline sao cho chuẩn cực quan trọng, bài tới mình chia sẻ nhé) | AE SEOer thì chắc quá hiểu rồi ^^.
——————
Bài f.b thì bạn cũng cần cung cấp mục tiêu bài viết/insight/thông điệp/đối tượng khách hàng. Content fb cần sáng tạo nên đừng định hướng quá nhiều, nhưng cũng đừng để CTV thích làm gì thì làm.
(Tuy nhiên mình thường ko nhắc đến phần này ngay lúc đầu, để xem CTV có hỏi không. Nếu có thì họ cũng khá Xịn đấy)
=========
6. ĐỀ XUẤT VÀ BẮT CTV CONFIRM
=========
Đừng hỏi bạn đã hiểu công việc chưa. Mà nên hỏi rõ thế này:
“Bạn tóm tắt VIỆC BẠN ĐỊNH LÀM để hoàn thành 2 bài viết cho mình nhé. Nếu lỡ bạn đi sai hướng thì mình chỉnh luôn để bạn đỡ tốn công ấy”.
=> Để chắc chắn họ đã hiểu cái bản Brief.
Đồng thời ra deadline ngày xx, tháng xx, giờ xx thật rõ ràng.
Nếu CTV confirm họ hiểu 100% công việc cần làm thì lúc này bạn có thể yên tâm đợi, chuẩn bị check kết quả.
Lâu lâu bạn cũng nên hỏi tiến độ thế nào, có gì khó khăn gì hem.
=========
7. ĐA SỐ SẼ LÀM BẠN THẤT VỌNG
=========
Khi đến hẹn deadline, bạn sẽ nhận ra thế giới CTV có 3 kiểu người chính:
Không thèm nộp bài, nộp bài cho có (copy tùm lum), hoặc gà quá => Không được nóng, vẫn bình tĩnh nói lỗi của họ & dừng hợp tác.
Viết tạm được, thấy sự tâm huyết trong bài (Không copy, nói chuyện dễ chịu, cầu tiến) => Giữ lại để feedback & training cho tốt hơn.
Viết pro => Hơi hiếm nhưng không phải không có. Mà có cũng đừng phó mặc mọi thứ cho họ, vì viết 10 bài rất khác viết 100 bài. (Xíu nói kỹ hơn)
=========
8. FEEDBACK NGÀY ĐÊM
=========
Kiểu gì bạn cũng phải feedback để cho bài viết đúng ý bạn (và cả khách hàng của bạn).
Đây là việc lâu & stress nhất vì bạn phải đọc cả tá bài và phải nhịn không được chửi. (Những lỗi list sẵn rồi mà writer vẫn bị nên dễ tức lắm). Nhưng nếu qua được giai đoạn này thì mọi thứ sẽ tuyệt vời.
Khi feedback, hãy chụp hình lỗi và dùng ngôn từ dễ hiểu nhất giải ngố cho writer. Nói rõ cho họ hiểu: WHY (tại sao đây lại là lỗi) và HOW (cách sửa, nếu là mình thì mình sẽ làm thế này, thế kia)
Lúc này nhớ căng thẳng 1 tí, để CTV thấy sợ sợ, sau không dám mắc lại lỗi.
=========
9. TRAINING KHÉO LÉO
=========
Khi train thì có một tâm lý rất quan trọng, đó là: Ai cũng lười cả, CTV lười nhất. Nếu bạn gửi họ tài liệu hay khoá học nào đó dở => Đây là lần cuối tôi học.
Nên phải chắc chắn thứ bạn gửi cho CTV là hữu ích. Đây là khoá học mình cho rằng Writer nào cũng phải học: (Mình không dám seeding)
–
Ngoài ra các bài viết chia sẻ từ thực chiến trong blog của Kind Content cũng là thứ các bạn có thể cho Writer học hỏi. (Đương nhiên là đọc cả các Blog xịn khác, nào mình liệt kê sau)
Một việc quan trọng nữa, đó là thuê một bạn thật giỏi content để vừa làm, vừa trainning cho các CTV kém hơn. Khi tìm được bạn như này, đừng ngại trả cao hơn 20-30%. (Phần 11 nói kỹ hơn)
=========
10. GIAO BÀI VỪA ĐỦ
=========
Theo mình tuần chỉ giao 10 bài/1 bạn thôi cho đảm bảo. Chưa kể là ngoài dự án của bạn, CTV còn viết và làm bao nhiêu việc khác.
Và tốt nhất là hãy yêu cầu CTV cứ 2 ngày tối thiểu nộp 2 bài, đừng để họ dồn tới cuối tuần.
=========
11. TRAO QUYỀN KIỂM DUYỆT
=========
Khi đã và feedback sấp mặt trong khoảng tầm 1 tháng, thì bạn sẽ thấy có một CTV nào đấy làm rất chuẩn, rất chủ động báo cáo và chịu học hỏi.
=> Hãy khen và nghiêm túc train bạn này để bạn ấy kiểm duyệt các bạn khác.
Như hiện tại mình có 2 bạn kiểm duyệt thay mình, chứ mỗi tháng tự đọc vài trăm bài có mà ảo ma canada luôn.
=========
12. ĐỪNG BAO GIỜ DỪNG KIỂM DUYỆT
=========
Đừng bỏ hết trứng vào một giỏ, đừng bao giờ tin tưởng CTV (hoàn toàn)
Như nói lúc đầu, viết 10 bài rất khác 100 bài. À không, tới bài 20 thôi, CTV sẽ có xu hướng lười nhác, làm cho có, copy, các bài đọc na ná nhau, trễ deadline,… Đủ thứ trên đời.
Đây có lẽ là điều khách hàng thường xuyên gặp, dù có trả giá cao cỡ mấy.
=> Giải pháp: Bài nào cũng phải đọc lại… Ít nhất 3 LẦN bởi 3 người khác nhau. Cụ thể:
-
Writer viết xong phải tự đọc và soát lại lỗi. Vì bạn kiểm duyệt sẽ ngó và nhắc liên tục.
-
Người kiểm duyệt phải confirm là OK thì mới đưa tới người đăng bài.
-
Người đăng vừa tối ưu SEO, vừa check lại lần nữa rồi mới bàn giao. (Bên mình đăng bài free cũng vì lý do này)
=> Nhấn mạnh: Bạn phải cho CTV cảm thấy Bạn và các Kiểm duyệt viên luôn theo sát mọi việc.
Nếu đa nghi thì bạn kiểm tra lại cũng rất nhàn: Nhìn vào chỉ số SEO và Readability xanh lè là hiểu xịn xò rồi.
Làm đúng quy trình trên, bạn sẽ chẳng gặp vấn đề gì về Content nữa đâu ^^. (Mình cam kết luôn mà)
=========
13. NGHỆ THUẬT KHEN/CHÊ
=========
Bên mình trả ổn, không quá cao. Nhưng vẫn làm CTV hài lòng & cống hiến hết mình. Mình tin phần lớn nhờ bí kíp này:
1 phút khen, khen thật rõ việc CTV đã làm được, cho họ biết rõ rằng bạn thấy vui và hài lòng thế nào. Họ hơn những người khác ra sao.
1 phút chê, nói rõ lỗi sai của CTV và cho họ thấy mình khó chịu thế nào. Dừng vài giây để họ thấm. Rồi xoa… Thực ra lần này bạn sơ sẩy thôi chứ mình thấy mọi khi bạn làm tốt mà.
-
Chỉ tập trung vào lỗi ở hành vi (việc họ làm sai) chứ không phải bản thân họ sai.
-
Không nhắc lại lỗi của họ thêm một lần nào nữa.
→ CTV vui thì họ mới làm khách hàng vui được.
→ Chê cũng quan trọng, vì khi chê (chuẩn) sẽ làm họ nhớ mãi và ít khi nào lặp lại lỗi.
=========
14. MỘT SỐ MẸO KHÁC ĐỂ OUTSOURCE CONTENT HIỆU QUẢ HƠN
=========
-
Quan trọng là được lòng chứ đừng quan trọng đúng sai.
-
Khi mình sai, mình chịu và xin lỗi. Khi CTV sai mình chịu luôn. Vài chục bài viết chẳng ảnh hưởng kinh tế lắm đâu, nhưng được lòng thì nhiều cái lợi lắm.
-
Thưởng/phạt tiền thực ra không hiệu quả, tập trung vào sự hài lòng thì hơn.
-
Đừng hách dịch kiểu sếp-lính, nên hợp tác.
-
Luôn rõ ràng, thẳng thắn mọi thứ.
—————————
Kết,
Thuê người viết content xịn và phù hợp với dự án mình thấy không dễ cũng chẳng khó. Nhưng chắc chắn sẽ LÂU và ĐAU ĐẦU, ai mà không rành content thì hơi khoai chút ^^.
Author: Nguyễn Văn Lâm - Group Nghiện SEO