Về mối quan hệ 3 win: Google - Người dùng - Doanh nghiệp

Trong Google Ads, mối quan hệ 3 win: Google - Người dùng - Doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng hơn. Doanh nghiệp cần làm ăn có lãi, người dùng cần tìm được sản phẩm/dịch vụ tốt. Google cũng muốn có tiền như doanh nghiệp và nhận được sự tin cậy của người dùng.

Đối với Google SEO cũng vậy, thật ra thì không có tài liệu nào Google nói rằng cần có mối quan hệ 3 Win như này với SEO. Phần tiếp theo của bài viết là chia sẻ cá nhân của tôi dựa trên sự quan sát trong quá trình làm việc.

CÓ MỘT SỐ CÂU CHUYỆN QUEN QUEN NHƯ SAU:

1. Website bỏ không, thỉnh thoảng có đơn hàng

Dù là website dịch vụ, sản phẩm hay Affiliate, SEOer làm việc lâu năm nào cũng trải qua cái cảm giác này rồi. Số đơn hàng là “thỉnh thoảng”. Có lúc đơn nhỏ, có lúc đơn lớn. Nó không khiến cho mình lãi như trúng số nhưng rõ ràng có cảm giác vui, khiến cho doanh nghiệp có ý niệm về việc phát triển nghiêm túc website đang bỏ không đó.

Giống như Google đang thả thính doanh nghiệp vậy, bỏ thì thương vương thì tội. Có đơn hàng là một thông điệp Google dành cho doanh nghiệp: Hãy làm SEO website này đi, viết bài đi, đóng góp nội dung đi

2. Website đang test có đơn hàng

Cũng tương tự như trường hợp (1), tuy nhiên website đang test tức là giao diện còn chưa hoàn thiện. Chứ website bỏ không thì ít nhất là đã hoàn thiện rồi. Vậy mà sau khi được index thì có khi trong 1 tuần đầu tiên đã có đơn hàng hoặc chuyển đổi.

Hoặc ai hay đi học ở các lớp đào tạo sẽ bắt gặp nhiều Newbie rơi vào trạng thái này. Tôi cũng từng như vậy. Rất khó giải thích, chính SEOer còn không biết mình lên TOP với từ khóa nào mà lại ra chuyển đổi như thế. Sau đó thì khoảng cách từ đơn thứ 1 đến đơn thứ 2 hơi xa hihii

Lại một cái kiểu thả thính nữa từ Google: Hãy làm SEO website này đi, viết bài đi, đóng góp nội dung đi

3. Cuộc gọi gần nhà

Có lần tôi cũng nói qua qua về chuyện này, đại loại là tôi có ông bạn làm dịch vụ sửa chữa điện lạnh. TOP thì chưa lên, nhưng vẫn có cuộc gọi mà lại toàn cuộc gọi trên địa bàn hoạt động luôn.

Dịch vụ trong Hà Đông, cuộc gọi toàn ở Hà Đông chứ không phải địa phương nào khác. Tỷ lệ chuyển đổi rất cao, phụ thuộc vào khả năng trả lời điện thoại và dịch vụ.

Rõ ràng, Google đang can thiệp/ đang phân phối chuyển đổi đồng đều cho các doanh nghiệp. Cụ thể ở đây là phân phối theo địa lý. Tự nhiên có cuộc gọi thì ai trả thích, vậy thì ý niệm làm SEO/chạy Ads lại nổi lên

VẬY THEO TƯ DUY 3 WIN THÌ 3 ĐỐI TƯỢNG CẦN LÀM GÌ?

Về phía doanh nghiệp (SEOer)

Nếu là doanh nghiệp quảng cáo thì đóng tiền cho Google và nhận lại chuyển đổi. Còn với SEOer thì đóng góp ở đây là nội dung, gián tiếp thì nó cũng là đóng tiền cả thôi.

Một câu nói xa xả từ phía Google: Cứ làm nội dung thật tốt, phần còn lại để Google lo. Google nói nhiều đến phát bực vì “nội dung thật tốt” nó là một câu nói định tính. Trong khi chúng ta làm việc thì cần định lượng. Bản thân cái từ “tốt” mỗi người đã định nghĩa nó khác nhau rồi.

Vậy nếu theo tư duy 3 win thì tôi sẽ cố gắng định lượng “nội dung thật tốt” nó thành thế này:

1 - Nội dung phải có add thêm được value mới. Unique Content không phải cứ check không Duplicate content là Unique đâu. Ví dụ về Unique Content: Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa (đảm bảo mỗi Oldbie viết sẽ Unique hoàn toàn)

2 - Có những nội dung không thể Unique được, ai mà viết sau thì chỉ là spin của người viết trước. Ví dụ: Hướng dẫn cài đặt Analytics cho wordpress (newbie hay oldebie viết thì cũng thế thôi)

3 - Có những nội dung mà tìm đúng nguồn để mà copy lại là tốt nhất

4 - Crawl content, biết cái gì crawl được, không bị report và vẫn make money được cũng là một năng lực.

5 - Backlink (mention hay PR, content bên ngoài nói chung): Hãy đề cao chất lượng nội dung chứa các backlink trỏ về mình nhiều hơn là sức mạnh của cái website đặt backlink.

Về phía người dùng

Intent người dùng thay đổi liên tục, có thể sự thay đổi theo từng Category hoặc Niche cụ thể chứ không phải hoàn toàn là người dùng trên Google.

Và thực tế thì chỉ có doanh nghiệp và Google chạy theo người dùng, người dùng thay đổi như thế nào thì 2 bên còn lại thay đổi theo. Google thay đổi các định dạng Quick Answer, thứ tự xếp hạng các doanh nghiệp trên trang 1. Doanh nghiệp thì sẽ có một nhóm chạy theo Quick Answer của Google để lên TOP 0, còn một nhóm chạy theo người dùng!

Không biết anhem như nào chứ mình mới biết có 1 đoạn quảng cáo từ Google gọi là có tính Educate người dùng: Muốn biết…hãy hỏi Google. Là HỎI (Ask) chứ không phải TÌM (Search). Google “tự tin” vào AI của mình có thể trả lời đúng các câu hỏi. Google educate người dùng hãy coi Google là một trợ lý cá nhân: không biết gì thì hỏi. Chứ không phải một công cụ lưu trữ tri thức như trước: không biết thì tìm.

Về phía Google

Lại nói tiếp về cái Quick Answer, tên gọi chính xác của nó là Featured Snippets, một cách gọi nôm na khác là TOP 0. TOP 0 đôi khi khiến cho bài viết không có traffic, vì giao diện trên Google hiển thị câu trả lời rồi. TOP 0 cũng khiến cho TOP 1 - 10 giảm traffic thê thảm, vì đôi khi CTR của TOP 0 lên đến hơn 50%

Chúng ta làm SEO thì làm ngành nào biết ngành đấy, còn Google thì có số liệu tổng của toàn ngành và kiểu gì chả có người phân tích.

Đôi khi một truy vấn, nói thẳng ra là đọc bất kỳ kết quả nào trong trang 1 đều được, đều là nội dung hữu ích chứa câu trả lời chính xác. Nhưng traffic nhiều hay ít thì nó ảnh hưởng đến khả năng Make Money của từng website và Google biết điều đó (Google Analytics)

Giống như một dải đất có nhiều người thuê làm cửa hàng vậy, nếu bạn là chủ đất thì bạn muốn điều gì nhất? Sự công bằng, ai cũng có lãi, tất cả cùng vui. Chỗ đẹp lãi nhiều, chỗ xấu lãi ít. Người ở chỗ xấu thì muốn chuyển lên chỗ đẹp. Đánh đổi ở đây không phải là tiền như Google Ads, mà gián tiếp của tiền là nội dung.

Tóm lại,

Nội dung vẫn là chân ái. Nó là thứ duy nhất doanh nghiệp đánh đổi với Google để lấy lại lợi nhuận. SEOer là người đứng giữa phân phối những nội dung của doanh nghiệp đi khắp nơi: lúc thì trên web đặt internal link, lúc thì ngoài web để đặt backlink. Google bot đi theo link để đọc nội dung. Việc đó gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Còn để nói về nội dung tốt có add value mới là gì thì nó sẽ là câu chuyện dài…

Author: Ninh Thành Nam - Grroup Nghiện SEO