Toàn tập 3 chiến lược triển khai Internal links giúp rank top tổng thể

Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến các bạn về cách để lập một kế hoạch Internal link, làm sao bạn có thể tận dụng một cách hiệu quả nhất liên kết nội bộ, từ đó thúc đẩy website đạt được được mục tiêu về top từ khóa, hoặc là đạt được traffic website tổng thể như bạn luôn hằng mong muốn.
Nó sẽ bao gồm 3 phương pháp chính mà mình sẽ hướng dẫn cho các bạn bao gồm – Internal link:
  1. Theme
  2. Trust
  3. Traffic
CHUẨN BỊ: SCAN SITE
Trước khi bắt đầu các phương pháp trên, hãy thực hiện công việc Scan qua website để xác định những đường link đang có trên website của bạn. Từ đó bạn mới có thể bắt đầu triển khai internal link một cách hiệu quả. Bạn có thể nghiên cứu và sử dụng công cụ Screaming Frog cho việc này.
(mình để các hình theo thứ tự bên dưới, phần này, bạn coi hình 1 và hình 2, click vào hình coi hướng dẫn chi tiết).

Hình 1 – cài đặt Screaming Frog

Về cách thực hiện:

Đầu tiên, bạn bỏ website vào công cụ -> configuration -> API Access -> Google Analytic để bạn có thể nhập dữ liệu bên Google Analytic vào

Bạn cũng nên sử dụng thêm Google Search Console để bạn biết được tất cả các URL tương ứng ở trong nội dung website của bạn để biết những bài viết đó có lên top hay không, bao nhiêu lượt click. Khoảng thời gian bạn nên lựa chọn để truy xuất dữ liệu tốt nhất là 4 tháng.

Hình 2 – Cài đặt screaming Frog

Sau khi đã chọn xong, bạn bấm Crawl Analysis để nó có thể cập nhật toàn bộ dữ liệu. Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu bạn chỉ cần bấm export để xuất file. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào những phần chính sau đây.

#1 TRIỂN KHAI INTERNAL LINK TRUST

Trust: page rank: sức mạnh nội dung trên website của bạn. Từng nội dung bên phía bạn đều sẽ có điểm page rank, điểm sức mạnh riêng. Trang có sức mạnh lớn là trang nhận được sức mạnh từ nhiều trang khác trỏ tới. Sức mạnh này có được nhờ vào các liên kết nội bộ.
Tuy nhiên, nhiều người lại quên mất đi điều này. Bên cạnh đó sức mạnh website còn có được từ backlink trỏ vào. Một lưu ý làm mất đi sức mạnh trang web đó chính là việc trang web của bạn đi link out ra.
Mình sẽ nói rõ hơn về link score nếu bạn nào còn chưa rõ. Link score chính là Internal Page Rank, chính là điểm sức mạnh nội bộ của trang web. Khi bạn bấm Crawl Analysis thì nó sẽ tính điểm link score cho bên phía bạn và sẽ sắp xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. (click hình 3 và 4).
Hình 3 – internal link trust
Mọi người thường cho rằng: trang chủ là trang có sức mạnh nội bộ lớn nhất nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Bởi đa số chúng ta nghĩ rằng nội dung nào trên website đều trỏ internal link về trang chủ cả. Tuy nhiên, có một sự thật là trang chủ lại chính là trang đi link ra ngoài rất nhiều và vì thế nó thường bị mất đi một lượng sức mạnh đáng kể.
Hình 4 – Internal link Trust
Sau khi bạn đã xác định được sức mạnh của trang dựa trên link score hãy chọn ra những trang có sức mạnh lớn nhất và sử dụng chúng để làm tăng sức mạnh các trang bạn muốn SEO. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những trang có sức mạnh yếu với điểm thấp từ 5 đến 10 để trỏ về trang muốn tăng sức mạnh, vì vốn dĩ những trang này đã quá yếu, đây là cách bạn tận dụng triệt để hệ thống internal link cho website của mình.
Nói một chút về External Link:
Để tăng độ trust cho website cần SEO, bạn có thể sử dụng backlink từ bên phía ngoài trỏ về trang của mình, tuy nhiên hãy lưu ý sử dụng nguồn backlink từ trang có Page Rank cao. Để xác định page có rank cao bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông qua công cụ Ahrefs. (hình 5 và 6).
Hình 5 – Internal link Trust (external)
Nói một chút về External Link:
Để tăng độ trust cho website cần SEO, bạn có thể sử dụng backlink từ bên phía ngoài trỏ về trang của mình, tuy nhiên hãy lưu ý sử dụng nguồn backlink từ trang có Page Rank cao. Để xác định page có rank cao bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông qua công cụ Ahrefs.
Hình 6

#2. INTERNAL LINK TRAFFIC: LINK TỪ PAGE CÓ TRAFFIC

Tiếp tục sử dụng file internal link xuất ra từ Screaming Frog. Trong file sẽ có một cột GA Page views đã được truy xuất. Thông qua dữ liệu này, bạn có thể xác định những nội dung có lượng traffic hàng tháng nhiều nhất. Theo đó bạn có thể sắp xếp các URL theo thứ tự Pageview từ cao đến thấp. (hình 7).

Hình 7 – Internal link traffic

Tiếp tục sử dụng file internal link xuất ra từ Screaming Frog. Trong file sẽ có một cột GA Page views đã được truy xuất. Thông qua dữ liệu này, bạn có thể xác định những nội dung có lượng traffic hàng tháng nhiều nhất. Theo đó bạn có thể sắp xếp các URL theo thứ tự Pageview từ cao đến thấp.

Sau khi đã có một danh sách các page có lượng traffic cao, hãy sử dụng các trang này để đi link về các trang mà bạn đang muốn SEO, muốn gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Điều này còn giúp tăng chất lượng website tổng thể của bạn. Ngoài ra khi người dùng đến và tương tác tốt với trang web của bạn, Google sẽ nhận được tín hiệu tốt từ bạn, thấy được bài viết của bạn có chất lượng tốt, từ đó đánh giá cao trang của bạn hơn.

Sau khi đã có một danh sách các page có lượng traffic cao, hãy sử dụng các trang này để đi link về các trang mà bạn đang muốn SEO, muốn gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Điều này còn giúp tăng chất lượng website tổng thể của bạn. Ngoài ra khi người dùng đến và tương tác tốt với trang web của bạn, Google sẽ nhận được tín hiệu tốt từ bạn, thấy được bài viết của bạn có chất lượng tốt, từ đó đánh giá cao trang của bạn hơn.
Một số lưu ý khi chèn các link liên kết: Khi chèn link hãy lưu ý làm nổi bật link để tăng lượng CTR Click của Internal Links. Bạn có thể dùng blockquote, kết hợp với màu sắc để làm nổi bật.(hình 8 )
Hình 8 – internal link traffic
Một số lưu ý khi chèn các link liên kết: Khi chèn link hãy lưu ý làm nổi bật link để tăng lượng CTR Click của Internal Links. Bạn có thể dùng blockquote, kết hợp với màu sắc để làm nổi bật.

#3: INTERNAL LINK THEME

Khác với 2 phương pháp trên, phương pháp này sẽ có phần khó hiểu hơn một chút. Trong Internal link Theme lại sẽ có 2 phương pháp chính là: Easy win method (hình 9) và topic cluster (hình 10 và 11).

Hình 9 – Internal link theme (easy win method)

Đầu tiên về Easy win method, bạn thực hiện bằng cách search theo cấu trúc “site:domain + từ khóa chính”. Google sẽ trả về kết quả cho bạn theo thứ tự từ trên xuống dưới các bài viết liên quan nhất đến chủ đề của keyword chính. Sau đó, bạn có thể trỏ link từ các bài viết này về trang có liên quan đến từ khóa mà bạn đang muốn SEO. Lưu ý, bạn có thể kết hợp với việc sử dụng các Anchor text nữa nhé!

Hình 10 – Topic Cluster (internal link theme)

Phương pháp thứ 2: Topic Cluster. Topic Cluster hay cụm chủ đề là một nhóm các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một chủ đề nhất định, không phải tối ưu theo từng từ khóa.

Để thực hiện, đầu tiên bạn cần viết một bài Pillar, bài này chứa cụm từ khóa chính, đây là một bài viết chuyên sâu, khá là dài chứa tổng quan toàn bộ các khía cạnh nội dung cần thiết. Trong khi đó, cluster content sẽ là những bài viết con trong cùng chủ đề đang triển khai. Mình sẽ ví dụ để bạn dễ hình dung: Cụ thể với từ khóa “SEO là gì” mình sẽ có một bài viết Pillar xoay quanh từ khóa này, đây là một bài tổng quan rất lớn, cung cấp nhiều thông tin.

Trên đây, chính là một số chia sẻ của mình về cách triển khai các dạng Internal link cho website. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn triển khai Internal Link cho website của mình được hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Bài viết được mang tới bởi Nghiện SEO Group :3
Vincent Đỗ – GTV SEO.
Note: Please, hãy click vào hình để coi hướng dẫn chi tiết nhé 🙂 Vừa đọc bài mình tóm tắt tông quan, vừa click vào hình tương ứng theo hướng dẫn bài viết để có cách làm chi tiết.
4.4/5 - (5 bình chọn)