Tool phát hiện AI – Liệu có đáng tin cậy?

Gần đây, team mình có làm việc với rất nhiều khách sử dụng “tool phát hiện AI” để kiểm tra chất lượng bài viết tiếng Anh của writer.
Thực ra, mình hiểu vì sao họ tìm đến những công cụ như vậy.
Hàng loạt chatbot như Chat GPT đã, đang, và sẽ tiếp tục khuấy động ngành viết nói chung, hứa hẹn tạo ra content nhanh gọn chỉ trong vài giây. Thế nhưng đối với nhiều khách hàng, content do AI tạo ra đa phần có độ xác thực và chất lượng chưa cao; vậy là họ bắt đầu sử dụng tool phát hiện AI để kiểm tra xem liệu các freelance writer/dịch vụ viết có đang sử dụng AI để trả bài cho khách hay không.
Nhưng mình có thể khẳng định một điều: không có tool phát hiện AI nào hiện nay thực sự đáng tin cậy, hiếm khi cho ra kết quả thực sự chính xác. Để kiểm chứng, mình đã tự tay tìm kiếm các tool phát hiện AI phổ biến nhất, được đánh giá cao nhất hiện nay để làm một loạt thử nghiệm nhanh. Kết quả – như mình dự đoán – hoàn toàn không hề khả quan.

1. Các công cụ này không thể xác định chính xác content do AI tạo ra

Mình thử đưa một bài báo đã được biên tập viên xác nhận là do AI viết vào trong công cụ, và nó báo lại rằng bài viết có độ unique lên tới 90% (chỉ 10% AI) – hiển nhiên là hoàn toàn sai sự thật. Mình tiếp tục đưa một bài khác (lần này do chính tay mình viết và chỉnh sửa) để kiểm tra; kết quả trả về lần này lại khẳng định rằng vài phần trăm của bài viết có qua xử lý của AI.

2. Kết quả không chính xác và không nhất quán

Tool khẳng định một bài viết từ team writer của mình sử dụng tới “45% AI”. Nhưng ngay ngày hôm sau, khi mình quay lại kiểm tra lần nữa, kết quả trả về là 100% unique (0% AI). Bài viết hôm trước và hôm sau giống hệt nhau, chưa hề có chỉnh sửa gì hết (ảnh 1 và 2).

3. Công cụ không thể phát hiện những lỗi hiển nhiên

Các chatbot đã có mặt trên thị trường được một thời gian, nên những người làm quản lý team content như mình đã khá quen thuộc với phong cách viết của nó. Đặt dấu chấm dấu phẩy đôi khi lộn xộn, lặp từ, lặp thông tin, dữ liệu sai hoặc lỗi thời,… là những dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhìn thấy qua mắt thường, đặc biệt với những bài viết dài.
Thế nhưng các “tool phát hiện AI” bỏ qua những lỗi sai này hoàn toàn. Với mình, cơ bản những tool này không hề có giá trị sử dụng.
Nếu công ty, thương hiệu của bạn có hợp tác với các freelance writer, đừng sử dụng những tool thế này để kiểm tra bài viết của họ. Cũng đừng vội quay sang chỉ trích, khiển trách writer nếu tool khăng khăng rằng bài viết có dính AI; khả năng cao đó là một ca false positive/ báo động giả. 
Link ảnh: tại đây.
Author: Nguyễn Minh Phương – Group Nghiện SEO
Rate this post