3 điều rất nhiều bạn đang nhầm tưởng về SEO

1. SEO KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM HAY LIÊN QUAN GÌ TỚI CHUYỆN CHUYỂN ĐỔI HAY DOANH THU

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chứ không phải là Performance Optimization.

Từ năm 2014 trở đi nhiều người bắt đầu biết về khái niệm SEO nên nhiều giám đốc, người điều hành của các công ty vì để kiết tiệm chi phí nên họ cũng bắt đầu học, tìm hiểu về SEO. Đến khi SEO lên top lại không ra chuyển đổi thế là từ đó phát sinh câu chuyện SEO mục đích cuối phải là ra chuyển đổi, ra doanh thu lâu dần nó thành mặc định cho SEO khiến họ hiểu sai bản chất của SEO là SEO lên top từ khóa và mang về Traffic.

Còn về Performance Optimization. Cái này đúng ra người chịu trách nhiệm cho nó là cấp trên của bạn là Project manager, là Leader Content, là CEO chứ không phải là SEO hay SEO Leader, là người hiểu rõ định hướng của công ty, giá trị của công ty/sản phẩm hoặc là hiểu rõ những gì muốn truyền tải tới user từ đó mới ra được tỷ trọng chuyển đổi.

Theo mình biết thì hành trình của việc tăng chuyển đổi ngoài SEO ra ít nhất phải có các bộ phận sau:

  • Data Business/Data Analyst : Vị trí này để phân tích dữ liệu, thông số, con đường hành trình và hành vi của khách hàng sau đó bàn giao cho bộ phận khác.

  • Project Manager/ Content Leader/ CEO : Là người sẽ dựa trên số liệu đó truyền tải thêm nội dung họ muốn vào content để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

  • Các yếu tố khác liên quan đến Business và Brand.

=> Cho nên khi bạn làm việc cho một công ty mà bắt bạn phải tối ưu chuyển đổi thì bạn có thể thử sức mình (thành công thì bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm thất bại thì bị blame và sẽ bối rối mất phương hướng) hoặc nên tìm một công ty khác phù hợp vì mindset đa số của các CEO là tối ưu hóa chi phí nhân sự và muốn 1 vị trí có thể kiêm luôn nhiều việc vô tình sẽ ảnh hưởng đến KPI, kiến thức tiếp thu và kinh nghiệm của bạn nói riêng và mảng SEO nói chung.

2. **CONTENT KHÔNG PHẢI LÀ KING ĐỪNG THẦN THÁNH HÓA NÓ

Mình thấy rất nhiều bạn đang thần thánh hóa cái yếu tố content này quá thể nên mình cũng xin chia sẽ như sau

Content là điều kiện cần có nó là điều kiện cơ bản để bắt đầu việc SEO chứ không phải là điều kiện đủ để bạn lên TOP, mà mình gặp rất nhiều bạn đem ví dụ của 1 vài Agency SEO không cần backlink ra để làm tiêu chuẩn.

a. Nên nhớ SEO không chỉ có mỗi yếu tố Content và Backlink, cho nên sau khi review về ví dụ của họ đưa ra mình mới thấy. Ồ đúng là họ không làm offpage quá nhiều nhưng mà họ làm Technical lòi cả trĩ ra… sau đó khái niệm content is King, SEO không backlink blah blah ra đời…

b. Về onpage content thì mình cho nó là nhiều yếu tố, cơ bản nhất là tối ưu Technical cho bài viết là chiếm 4/10 rồi sau đó họ gọi nó là content chuẩn SEO. Thực ra thì cũng không sai, cái thời vài năm về trước có bao nhiêu doanh nghiệp, cty đạt được chuẩn cái này đâu nên chỉ cần chuẩn Technical thế là tạo ra được sự khác biệt, giúp 1 phần lớn cho nó lên TOP thế là nó thành 1 khái niệm bất biến cho tới hiện tại. Trong khi cái quan trọng nhất trong 6/10 yếu tố còn lại là chuẩn Search Intent thì rất ít thấy được nhắc tới đại trà.

3. THẤY TOP 1- 2 LÀM SAO THÌ CỨ LÀM THEO VẬY

Mặc dù mình không hiểu đây là câu nói đùa hay thực nhưng mình thấy rất nhiều người sử dụng và áp dụng câu này và vô tình nó ảnh hưởng cực lớn đến Mindset của các bạn/người nghe/đọc

Làm SEO là làm theo tiêu chuẩn của Google, thay vì đó các bạn lại mù quáng làm theo mấy thằng top đầu, Nó đầu chắc gì nó đã đúng mà chắc gì các bạn dùng tool đã show ra được hết các yếu tố mà nó đã làm?? Rồi với các dự án nhỏ, độ khó không cao, các bạn theo quan điểm đó và làm thành công thì ok thôi, tốt cho bạn, nhưng đến khi tham gia các dự án lớn, đối thủ là leader của ngành thì các bạn lại bó tay bó chân sau đó than vãn và rồi đi mua backlink nhằm tìm kiếm hy vọng, cuối cùng kết quả không đạt được thì lại tự an ủi bản thân do đối thủ mạnh quá, làm SEO tốt quá, Brand lớn quá ,… ??:D??

Điển hình nhất là cách đây 6-7 tháng gì đấy cũng trong group này có 1 bạn viết bài hỏi về trường dữ liệu có cấu trúc (Schema) sau đó 1 vài người khác vào suggest là tham khảo ở 1 Agency lớn lấy đó làm mẫu vào xem nó làm sao bắt chước làm vậy chứ không phải là suggest cho họ về trang Schema.org để họ vào tìm hiểu nó có các dạng nào? dạng nào phù hợp với dự án bạn đang làm mặc dù về phía Agency đó họ cũng làm đúng chứ ko sai chỉ là chưa khai báo chi tiết tối đa nhất có thể mà cũng có thể họ có mục đích của họ. Quan trọng là cái tư tưởng “thấy nó làm sao thì mình làm vậy” là đã sai từ lúc bắt đầu rồi.

Giống như việc ai cũng bảo Google đang nhắm tới user, mỗi thuật toán của họ đều hướng về nó. Đúng rồi nhưng nhắm tới user như nào, dựa trên yếu tố gì , tiêu chuẩn ra sao thì không ai nói đều đưa ra quan điểm đánh giá cá nhân mặc dù thực sự nó có tiêu chuẩn của nó tầm level cỡ Project Manager thì sẽ hiểu được những tiêu chuẩn này, còn các bạn có người có tiếp cận được râu ria, có người không vì đơn giản ngay từ lúc ban đầu tiếp cận về SEO về những kiến thức hay khóa học mà bạn đọc, nghe qua, thay vì đúng ra họ chỉ nên truyền tải kiến thức chuyên môn nhưng vô tình họ lại đưa ra quan điểm đánh giá, kinh nghiệm của họ vào đó, bạn tiếp nhận nó và nhận thức của bạn cũng theo nó mà thành như vậy. Vô tình nó không thoát ra được cái tiêu chuẩn đó.

Điển hình nhất là các bài trong này liên quan đến chia sẻ dự án, cách làm, cách triển khai thì rất được quan tâm nhưng về Mindset thì rất ít người để ý, thay vì hiểu bản chất để có thể áp dụng vào mọi dự án thì các bạn lại chọn cứ vậy mà làm theo…

Author: Nguyễn Thanh Sang - Group Nghiện SEO

(Bài cũ post lại)

1 Lượt thích