3 khâu để sản xuất nội dung Marketing ngắn gọn

Lướt thấy bài hay là share lại cho anh em đọc cùng, mong bác ad duyệt với ạ


SẢN XUẤT NỘI DUNG MARKETING, NGẮN GỌN SẼ QUA 3 KHÂU:

  1. Tiếp nhận thông tin đầu vào.

  2. Phân tích và xử lý thông tin.

  3. Biến thông tin thành nội dung marketing và truyền tải qua các kênh.

3 khâu này, các bạn để ý, về bản chất sẽ y hệt cách con người vận hành, từ việc sống (nạp năng lượng - xử lý năng lượng - xả năng lượng), việc học (tiếp thu kiến thức - xử lý kiến thức - thực hành kiến thức) đến hàng trăm hàng nghìn việc khác.

Ở khâu 1: tiếp nhận thông tin đầu vào, chính là câu chuyện tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về thương hiệu, công ty, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, thị trường, ngành hàng, đối thủ để hình thành nên bức tranh tổng quan.

Ở khâu này, lại phân thành 3 bước nhỏ hơn:

a. Xác định nỗi đau thị trường, ngành hàng, nỗi đau khách hàng - từ đó phát triển lên các insight khác như nhu cầu, mong muốn, nguyên nhân, hậu quả, rào cản, vượt qua rào cản xoay quanh khách hàng. Câu chuyện này, ông content cứ hỏi thông tin từ cấp quản lý bộ phận mkt, kinh doanh hoặc BOD cho lẹ.

b. Phát triển sản phẩm, dịch vụ thành 1 bộ giải pháp để giải quyết insight thị trường. Tuỳ vào sản phẩm hữu hình hay vô hình, mà bộ giải pháp này sẽ linh động giữa những nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, nguyên liệu, hoạt chất, cơ chế, tính năng, công dụng, giá trị, cơ sở vật chất, công nghệ, pod/usp… Ngoài ra, bộ giải pháp này còn phát huy sức mạnh nếu chắp cánh với câu chuyện branding cho doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Câu chuyện này, thường cũng đã có sẵn, ông content lại cứ đè đầu mấy ông quản lý mkt, kinh doanh hoặc BOD cho lẹ luôn.

c. Kéo gần “khách hàng” và “giải pháp” lại với nhau bằng các hoạt động content marketing đang bám theo kế hoạch xây kênh/ marketing/ kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Để hiệu quả thế nào thì mình hãy đến bước 2.

Ở khâu 2: phân tích và xử lý thông tin, chính là câu chuyện phân tích xem thử những nhóm khách hàng tiềm năng lớn nhất của mình đang ở giai đoạn nào trên hành trình khách hàng, persona họ như thế nào, insight họ như thế nào, sau đó “xử lý” khách hàng bằng cách Call to action họ đến với giai đoạn tiếp theo trên hành trình khách hàng. Thường sẽ qua những giai đoạn: chưa biết insight, có insight nhưng chưa biết giải pháp, biết nhiều giải pháp khác nhau trong đó có giải pháp bên mình, thích giải pháp bên mình, tin giải pháp bên mình, dùng thử giải pháp, mua giải pháp, cuối cùng là yêu và sau đó là trung thành với giải pháp.

Ở mỗi giai đoạn trên hành trình khách hàng, bộ insight của các nhóm persona này sẽ khác nhau, nên tìm đúng các điểm chạm qua các kênh hoặc các loại nội dung. Ví dụ, sản phẩm bao cao su dành cho tệp trẻ, cứ nã reel fanpage làm kênh lạnh để CTA họ từ chưa biết insight đến thẳng biết về các giải pháp, trong đó lấp ló giải pháp bên mình; sau đó nã fanpage post làm kênh ấm để CTA họ từ biết rất nhiều giải pháp chuyển sang thích & tin giải pháp bên mình; cuối cùng, điểm bán, mess, landing page hoặc zalo sẽ là kênh nóng để CTA họ từ tin sang mua, yêu và trung thành với giải pháp bên mình.

Ở khâu này, ông content marketing sẽ làm việc sâu với ông quản lý ở các điểm chạm, từ ông khảo sát thị trường, ông xây kênh, ông media, ông sale, ông chăm sóc khách hàng,… để hiểu rõ chân dung và insight của các nhóm persona, cũng như hiểu rõ hành vi hoặc tâm lý họ sẽ thay đổi như nào qua các điểm chạm, từ đó có những hoạt động/ nội dung để CTA phù hợp.

Ở khâu này, phát sinh thêm câu chuyện đang muôn thuở, nên đơn kênh hay đa kênh, đặt để OKRs/ KPIs như nào, nôm na là xem thử hành trình cũ của khách hàng đang ở đâu, đối thủ đang xây như thế nào, nguồn lực bên mình ra sao để xây đơn hay đa kênh, rồi đặt để OKRs/ KPIs như nào cho hợp lý, phần này tính sau.

Nếu như 2 khâu phía trên sẽ thiên về Masterplan, tức để hình thành nên tư duy chung của các bộ phận, cũng như định hướng chung để phát triển thành chiến lược/ kế hoạch nội dung. Thì khâu thứ 3 lại thiên về cách triển khai, sản xuất, thực thi.

Từ cái form chung của kế hoạch tổng thể, từ định hướng chung, làm sao để ra hàng loạt các ý tưởng hợp lý để tạo phễu với số lượng khách hàng lớn nhất có thể - tương xứng với nguồn lực, sau đó kéo gần “giải pháp” và “khách hàng” với nhau, sau đó lại CTA khách hàng lọt phễu nhanh và chuẩn nhất, rồi từ ý tưởng phát triển ra hàng loạt câu chuyện trong đầu, rồi từ câu chuyện lại từ kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ âm thanh, ánh sáng, mùi vị,… tương thích với các giác quan khác nhau của khách hàng để tăng điểm chạm, giúp họ đồng thuận với “cái bẫy” dương mưu mà thương hiệu đặt để, nhằm lọt phễu dễ dàng, không gây phản cảm.

Khâu này rất dài & sâu, mời các bạn đón xem ở bài viết tiếp theo. Chúc các bạn học bài vui vẻ.

Source: Fb Huỳnh Xuân tùng

3 Lượt thích