Bán Amazon không có lời?

Dạo gần đây mình thấy/xem videos nhiều ACE than thở, chia sẻ rằng bán Amazon mà ko gánh được các chi phí, cộng cộng trừ trừ các thứ gì mà tới tận 80-90%, nhiều nhất hẳn là > Chi phí Ads : tới 20-30% revenue … Thế thì chả lỗ!

Lỗ thì bán làm gì cho Khổ? Thà Ăn Hại hơn Phá Hoại!

Bản chất của bán sàn (platform) là dựa vào Traffic (nhu cầu) có sẵn từ sàn để có Sale, bán nhờ kết quả truy vấn tìm kiếm, thứ hạng ranking sản phẩm tích luỹ, khác với bán trên Social (FB) là cứ phải vít ads đều đặn, ko vít thì reach ko có, khó tích luỹ.

Vậy bài toán mình cần phải giải khi bán sàn là làm thế nào để tăng thứ hạng tìm kiếm sản phẩm của mình thật tốt, để khách hàng họ thấy và mua. Ads là 1 cách nhanh chóng giúp chúng ta làm điều đó, nhưng ko phải tất cả!

Chúng ta có công thức tính đơn giản ntn :

Sale = Traffic x Conversion rate

(Đơn hàng = Lưu lượng truy cập x Tỉ lệ chuyển đổi)

Muốn thứ hạng chúng ta tốt thì chúng ta phải bán đc nhiều hàng (điều kiện quan trọng nhất)

Total sale = Organic sale + Ads sale

Tổng đơn hàng = Đơn tự nhiên + Đơn quảng cáo

Và,

Lợi nhuận = Doanh số - Chi phí

Khi nhìn vào 2 công thức kia, chúng ta sẽ thấy :

:green_heart: Để có được nhiều đơn hàng hơn thì tăng traffic thôi là chưa đủ, chúng ta phải tăng biến chuyển đổi lên nữa.

Bởi nếu tỉ lệ chuyển đổi của chúng ta kém (ko có ưu điểm cạnh tranh gì cả - USP) thì dù chúng ta có chạy ads tốt đến mấy cũng khó mà kéo đc nhiều sale

VD :

CVR = 20%

=> 1000 traffic * 20% = 200 Sales

CVR = 2%

=> 1000 traffic * 2% = 20 Sales

:green_heart: Traffic ko chỉ có Ads (paid traffic) - thứ chúng ta phải bỏ tiền ra mới có được, mà nó tới từ 3 nguồn :

  1. Organic traffic: traffic tự nhiên, nghĩa là sản phẩm của chúng ta đúng với những gì khách hàng cần, trong listing của chúng ta có thứ họ tìm kiếm (từ khoá) và chúng ta xuất hiện ở nơi khách hàng ghé qua : ngoài tối ưu trên sàn, chúng ta build web, build social, build content - lấy công làm lãi. Chịu khó tí, quan tâm khách hàng tí, viết, làm videos, chia sẻ, tạo cộng đồng những thứ mà khách hàng muốn, thứ khách hàng lo, thứ khách hàng cần.

  2. Paid traffic: traffic phải trả tiền mới có, ngoài ads (PPC) thì giờ có rất nhiều các hình thức khác mà bạn có thể trả tiền để có traffic : tìm kiếm các KOL, KOC, UGC thuê họ làm content, chia sẻ thông tin, bán sp cho mình và share cho họ doanh số. Tạo link affliate, promotion rồi gửi lên các diễn đàn, cộng đồng nhờ họ treo quảng cáo cho và chia sẻ lại lợi nhuận cho họ… Gửi các mã ưu đãi, khuyến mại lên các sàn chuyên săn mã ưu đãi. Nói chung là chia sẻ 1 phần lợi nhuận để người khác có thể giới thiệu SP cho mình. Và với hình thức này thì bạn chỉ Paid (trả phí) dựa trên doanh số họ bán thay bạn, Ko phải trả trước!

  3. FAN traffic: khách hàng đến với bạn 1 lần, họ có quay lại lần sau ko? Điều này dựa hoàn toàn vào 2 thứ, 1 là sản phẩm bạn tốt, 2 là dịch vụ CSKH của bạn tốt. Bạn đã có sẵn các chiến dịch re-marketing tới tệp khách hàng cũ của bạn chưa? Hay mới chỉ bỏ tiền ra để kiếm về KH mới 1 lần?

Chi phí để chi trả cho CSKH cũ luôn rẻ hơn so với tìm kiếm KH mới (vốn có hạn)

Hãy khiến KH nhớ tới bạn, quay lại mua lại SP của bạn và mua thêm các SP trong tương lai bạn cung cấp!

Bạn cần phải xây dựng 1 tệp fan, cộng đồng của riêng mình > Thứ đang rất được ưa chuộng (trend) trong thời gian gần đây.

Ngoài là 1 nhà bán hàng (Seller) bạn có thể định vị mình là 1 chuyên gia (Expert) có thể luôn bên cạnh xử lý các vấn đề cho KH của bạn!

Trên đây mới là vấn đề traffic!

Còn 1 số vế khác để bán hàng có lời :

Làm thế nào để tăng conversion rate

Làm thế nào để tăng Doanh số

Làm thế nào để giảm Chi phí …thì mình xin được chia ra thành các chủ điểm bài viết khác nhau (phần sau) để cho bài đỡ dài!


Lỗ thì bán làm gì cho Khổ? Thà Ăn Hại hơn Phá Hoại!

Ở phần 2, mình xin được chia sẻ tiếp quan điểm về những sai lầm ae hay gặp phải trong việc vội vã bán để vội vã lỗ, xong chửi sàn, chửi xã hội, chửi khách hàng, chửi bản thân, mất niềm tin vào bản thân, blah blah,… !

Tóm tắt nội dung ở phần 1 cho ae nào chưa đọc thì cụ thể là mình đang bị chấp niệm vào việc để bán được hàng trên sàn là phải vã ads (thói quen khi bán social) nhiều quá mà quên mất là traffic (lưu lượng truy cập) đến từ tận 3 nguồn, và mình hoàn toàn có thể lấy công làm lãi, tất tần tật mình đều có thể tự làm được, hoặc thuê traffic trước - trả sau. ACE nào chưa đọc thì tìm lại bài viết trên Group, trên profile của mình và đọc lại !

Phần 2, mình sẽ chia sẻ tiếp yếu tố tiếp theo mình cần làm để Có Lời khi kinh doanh Amazon nói riêng & TMĐT nói chung : Tăng chuyển đổi!

Chuyển đổi ở đây gồm 3 mục tiêu chúng ta cần hướng tới, cũng là 3 bài toán mà mình cần phải giải quyết :

1- Làm thế nào để khách thấy SP của mình & ghé vào xem (Thu hút)

2- Làm thế nào để khách hàng vào xem & mua (Quyết định)

3- Làm thế nào để khách hàng mua rồi & mua lại (Yêu mến)

CỤ THỂ LÀ MÌNH CẦN PHẢI LÀM GÌ?

1- Làm thế nào để khách thấy SP của mình & ghé vào xem (Thu hút khách hàng tiềm năng)?

  • Bạn cần biết KH của mình là ai : nói theo từ ngữ chuyên môn là phân tích nhân khẩu học, vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng, còn nói nôm na lại là bạn cần ghi ra giấy giúp mình ai sẽ quan tâm & mua cái sp mà bạn tạo ra. Chia họ theo nhóm đặc biệt cần, cần, có thể sẽ cần. Với nhóm này thì hành vi của họ là gì? Có lên thẳng Amazon để gõ tìm từ khoá ko? Hay là phải thấy ở chỗ khác họ hay lui tới (social, news,…)? Có cần phải verify thông tin thương hiệu, thông tin seller trước khi ra quyết định mua hàng hay ko? (đặc biệt với nhóm SP liên quan tới sức khoẻ & sắc đẹp), Mối quan tâm của họ là gì? Điều hướng họ tới trang đích của mình như thế nào? (bài viết, sản phẩm mồi nhử, ưu đãi dùng thử,…),…

  • Họ cần gì : cái họ cần ở đây không phải như trên gạch đầu dòng số 1, cái họ cần ở đây là những thứ mà SP sẵn có trên thị trường chưa đáp ứng được. Bạn có thể tìm hiểu phản hồi khách hàng từ review đối thủ, Q&A, thứ họ thảo luận trên social để tìm kiếm ra 1 ngách riêng -giải pháp (sửa chữa, bổ sung, đáp ứng,…) những nhu cầu trên thị trường chưa có. Tự khác mình sẽ có USP cho SP của riêng mình. Thay vì trở thành 1 sản phẩm Metoo mà thị trường Vẫn Có.

  • Ngân sách của họ sẵn sàng cho việc chi trả là bao nhiêu : sản phẩm của bạn tốt nhưng nó nằm ngoài khả năng chi trả của khách thì cũng khó mà bán đc hàng. Bạn cần nghiên cứu kỹ phổ giá trên thị trường, luôn có 3 loại (giá rẻ - phổ thông - cao cấp). Ở 3 phổ giá đó thì các tính năng, lợi ích, dung lượng SP khác nhau ở điểm gì? Nếu bạn thêm đc những thứ KH cần - trong gạch đầu dòng số 2 thì bạn định giá cái Thêm/Khác biệt đó là bao nhiêu? Bạn sẽ xếp SP của bạn trong phân khúc nào phù hợp - với giá phù hợp tương đương. Trong khả năng chi trả của KH và họ thấy giá đó Hợp Lý! 1 số ACE chia sẻ là khởi động với mức giá tương đương với đối thủ cùng phân khúc (nhưng kém hơn về lợi ích) và tăng giá dần tương ứng với lợi ích mình tăng thêm (1-5%), cho tới khi lượng mua suy giảm thì dừng lại.

  • Làm thế nào để SP có sức hút ngay từ cái nhìn đầu tiên : khác với mua sắm trực tiếp, mua sắm trên social, mua sắm trên TMĐT là SP của bạn sẽ đặt cạnh cả chục, cả trăm SP tương tự, cùng nhu cầu, cùng tính năng với bạn. Nhiều ng nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn (nguỵ biện cho khả năng marketing kém của mình), nhưng nếu để bạn lựa chọn ng hẹn hò trong lần đầu gặp mặt, chắc chắn bạn sẽ lựa chọn Cô nàng/Anh chàng có vẻ ngoài thu hút (đúng gu) trước khi biết Cô/Anh ta có thú vị, phù hợp với mình hay ko. Điểm chạm này gồm có : Hình ảnh (main) thu hút, hợp gu / Giá bán trong tầm chi trả / Từ khoá tiêu đề đúng thứ họ cần / Đánh giá chung (review) trung bình tốt (có tổng số review nhiều thì càng tốt, nhưng nếu ko có thì chỉ cần review trung bình từ hơn 4.5* trở lên là ok rồi).

2- Làm thế nào để KH vào xem & Mua (Quyết định mua sắm)?

Thường thì ACE đi mua sắm online ntn thì KH của mình cũng tương tự như vậy nha!

Để họ quyết định Cho SP vào giỏ hàng (Add to cart) và mua ngay (BUYNOW) thường sẽ thông qua 1 số hành vi như :

  • Xem thêm ảnh thành phần / videos mô tả sản phẩm (đây có phải chính xác thứ mình muốn mua ko?): trong phần này ae cần thể hiện chính xác những thứ Khách Hàng Cần, nêu bật các USP mà bạn có, thể hiện rõ ràng sự khác biệt so với các đối thủ cùng loại (US & Other), các videos/ảnh nên có nhiều ảnh Livestyle sản phẩm, đừng lạm dụng ảnh studio quá, khách hàng họ muốn biết chính xác thứ họ nhận được là gì, chứ ko phải thứ mà bạn có.

  • Xem thêm giá bán (liệu có ưu đãi gì ko?) : ai mua hàng chả thích quà, thích ưu đãi, khuyến mại. Bạn nên đặt phần giá sản phẩm (Your Price) cao 1 chút, sau đó thiết lập giá ưu đãi (Sale Price) có thời hạn để KH cảm thấy mình cần mua ngay có hời. Nhớ thêm 1 vài cái Voucher, promotion kích thích khách hàng mua thêm vừa để tăng thêm AOV (giá trị đơn hàng) vừa khiến khách hàng thấy Hời thêm nữa. Đặc biệt những SP mà có tính tiêu hao, sài vài ngày là hết thì ae càng cần phải set thêm mấy cái ưu đãi này cái này. Hoặc SP quà tặng, sản phẩm bán theo bộ sưu tập, cứ mua thêm là sẽ càng rẻ.

  • Xem đánh giá từ người mua khác trước đó (họ không muốn là chuột bạch đâu) : vậy nên những review ban đầu hết sức quan trọng và Vine là cách tốt nhất để bạn nhanh chóng có những đánh giá chất lượng này, họ sẽ để lại cả 1 bài nhận xét dài, ảnh & videos mô tả cho mình luôn. Ko cần quá nhiều review đâu, chỉ cần có review Tốt là được nha! (dù rằng ai chả muốn nhiều, nhưng đừng bất chấp quy định mà vi phạm chính sách, bay màu account luôn đấy nhé)

  • Xem thêm mô tả sản phẩm (có lưu ý gì đặc biệt trong quá trình sử dụng mà tôi cần lưu ý không?) : cái cuối cùng mà khách hàng quan tâm, phần này bạn cần tối ưu cho Tittle, Bulletpoint, Descriptions, Content A+, Show đầy đủ mô tả chi tiết sản phẩm, có so sánh tương đương (trong trường hợp kích thước), có đầy đủ hướng dẫn sử dụng, lưu ý cần thiết & đặc biệt là 1 số cái Chứng chỉ đảm bảo (nếu có), nó sẽ là 1 điểm cộng.

  • Xác thực thông tin thương hiệu (nhà bán hàng này có đủ uy tín không?) : cái này dành cho những người mua hàng khó tính, cẩn thận và dành cho những sản phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sắc đẹp, lối sống. Bởi mình cũng vậy thôi, đâu thể mua bậy bạ mà cho vào mồm, bôi lên mặt, mặc vào người mà không rõ xuất xứ đc. Lúc này có thể họ sẽ check Storefront (cửa hàng thương hiệu của bạn trên Amazon), hoặc xa hơn là Website của bạn trên tìm kiếm Google, Fanpage của bạn trên Social. Không cần đến mức quá hào nhoáng, update bài viết liên tục, KOL, KOC để Branding (nếu bạn chưa đủ nguồn lực) nhưng hãy cứ nên Setup sẵn 1 số nhận diện thương hiệu, cơ bản, đưa thông tin bạn lên đó, đưa thêm hình ảnh sản xuất nếu có để tăng thêm phần tin tưởng của KH

3- Làm thế nào để KH mua rồi lại tiếp tục mua lại & chia sẻ (nếu có thể?)

Như có chia sẻ trong bài viết tại P1, chi phí để kiếm KH mới luôn Đắt hơn rất nhiều so với việc bạn CSKH cũ!

  • Bạn đã có quy trình CSKH chưa?

Thường thì mình xây dựng 1 quy trình CSKH gồm 3 giai đoạn : Trước - Trong & Sau Bán

Nó gồm đầy đủ các công việc như : gửi thư cảm ơn mua sắm, lựa chọn / theo dõi & thông báo tình trạng đơn hàng / hỏi thăm chất lượng sản phẩm / xây dựng sẵn kịch bản & xử lý đổi trả, hoàn hàng / chúc mừng ngày lễ / gửi tặng KH những ưu đãi SP mới, khuyến khích mua sắm lại

  • Bạn có sẵn kênh kết nối với KH chưa?

Ngoài kênh kết nối có sẵn trên Amazon, thường sẽ mất thời gian theo dõi rất lâu thì thường mình sẽ xây thêm kênh để Khách hàng có thể tìm thấy & liên hệ trực tiếp (nếu cần). Có thể đó là WhatsApp, Viber, Tele, hoặc chat trực tiếp trên Social. Cái nào cũng đc, miễn là tiện cho KH.

  • Bạn có sẵn chính sách cho đội ngũ CSKH chưa?

Chính sách ở đây là % profit trên đơn hàng hấp dẫn, thay vì cắt máu vào Ads thì mình đưa phần đó vào phúc lợi cho nhân sự Sale, CSKH để họ có thể chủ động gia tăng thu nhập cho chính mình, vừa làm lợi cho công ty. Hãy hướng dẫn họ cách làm cho KH hài lòng, đứng về phía KH khi xảy ra vấn đề, và KH sẽ nhớ tới bạn, quay lại mua tiếp lần sau mỗi khi có nhu cầu & sẵn sàng chia sẻ thương hiệu của bạn (cái gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm tới trái tim - thứ mà công cụ hay ưu đãi thông thường không thay thế được)

  • Bạn có sẵn môi trường để KH phát triển chưa?

Cái mình nói ở đây là 1 hệ sinh thái toàn diện, một cộng đồng mà KH có thể tự do kết nối với KH & với bạn. Bạn có thể xây dựng 1 hệ thống đơn giản trên Social hoặc 1 số công cụ cao cấp hơn hiện nay như Skool. Một cộng đồng như vậy sẽ giúp bạn giữ chân KH tốt hơn, mỗi khi ra mắt sản phẩm mới bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí RnD, chi phí Marketing nếu có.

Ok, thôi bài cũng dài ngoằng rồi, P3 mình sẽ chia sẻ thêm cách để tăng Doanh số bán hàng. ACE quan tâm có thể đón đọc bài tiếp của mình trên Group hoặc Profile cá nhân của mình nhé!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, rất vui khi được quen biết bạn, chúc ACE kinh doanh thuận lợi, phát triển!


Lỗ thì bán làm gì cho Khổ? Thà Ăn Hại hơn Phá Hoại!

Ở phần 3 này mình xin được chia sẻ với ACE về chủ điểm : Làm thế nào để tăng Giá Trị Đơn Hàng (AOV), 1 trong số những vế quan trọng của việc tạo ra lợi nhuận.

Quay lại cái công thức mình đã nói ở P1 :

Lợi nhuận = Doanh số - Chi phí

Mà…

Doanh số = Giá trị đơn hàng * Lưu lượng truy cập * Tỉ lệ chuyển đổi

Trong 2 phần 1 & 2, mình đã chia sẻ về cách Tăng lưu lượng truy cập (Traffic) và Tăng tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate) rồi. Vậy thì còn 1 biến nữa giúp mình tăng số, nội dung của P3 này - đó là Tăng Giá Trị Đơn Hàng lên (AOV)

Để giải quyết tận gốc được vấn đề này - Vẫn theo công thức phân tích cũ, chúng ta phải tìm được lời giải đi từ WHY - HOW rồi mới đến WHAT, tức là :

  • WHY : Tại sao KH sẵn sàng trả nhiều hơn cho đơn hàng của mình?

  • HOW : Làm thế nào để có thể gia tăng giá trị đơn hàng?

  • WHAT : Cụ tỉ là phải làm cái gì?

Bởi nếu mình chỉ nói về cái WHAT mà quên đi bản chất WHY & HOW thì ACE sẽ chỉ nhìn thấy phần NGỌN mà quên mất cái phần GỐC RỄ, từ đó gặp khó trong việc linh hoạt vận dụng & sáng tạo những cách cho riêng mình - phù hợp cho từng ngách hàng khác nhau, hoàn cảnh khác nhau!

Rồi, giờ mình sẽ xử lý từng câu hỏi 1 nhé!

WHY - Tại sao KH sẵn sàng trả nhiều hơn cho đơn hàng của mình?

1- Họ trả nhiều hơn & nhận được nhiều hơn : cái này quá rõ ràng rồi, mua 1 thì trả 1, mà mua 10 thì phải trả 10

2- Họ trả nhiều hơn để được giảm giá : bạn có sẵn những chiết khấu cho khách hàng mua số lượng lớn

3- Họ trả nhiều hơn vì hàng của bạn xịn hơn : đắt xắt ra miếng - bạn tạo ra sản phẩm giải quyết các vấn đề của KH mà các SP khác trên thị trường ko làm được

4- Họ trả nhiều hơn vì họ ko có lựa chọn nào khác : cái này gọi là bán hàng trend, mà ông nào đi đầu trend thì làm gì có đối thủ cạnh tranh (hoặc ít) nên giá bán nó sẽ cao, ngoài ra thì xem thêm bên dưới nhé…

5- Họ trả nhiều hơn để được đáp ứng nhu cầu ở tháp cao hơn : cái này ae tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow nhé. Nếu SP của bạn chỉ đáp ứng nhu cầu ở tầng thấp thì giá trị SP càng bèo, còn càng đáp ứng nhu cầu ở tầng cao cho KH thì họ sẽ càng sẵn sàng chi trả nhiều hơn.

6- Họ trả nhiều tiền vì bạn mang lại cho họ sự tiện lợi : giữa 2 sự lựa chọn, cái nào nhanh hơn, nhàn hơn thì tôi chọn, mặc dù phải trả nhiều hơn

7- Họ trả nhiều hơn vì bạn gắn bó với họ lâu hơn : cái này liên quan tới vòng đời khách hàng này

Rồi, giờ mình tới phần tiếp theo HOW… Cách làm sẽ dựa trên 7 cái Lý do trên luôn nha!

HOW - Làm thế nào để gia tăng giá trị đơn hàng (AOV)

1- Tạo Combo (từ 2+++), tạo Package(gồm nguyên 1 set phụ kiện đi kèm), tạo Collection (bộ sưu tập tất tần tần các Màu/Size/Nhân vật/…)

2- Tạo Promotion mua nhiều giảm giá, Tạo ưu đãi Mua A tặng B, mua 1 tặng 1 (tính tiền 2 !, Tạo Bundle (mua thêm cái bổ trợ - đằng nào cũng phải dùng tới) thì giảm giá, Tạo giá B2B cho ông nào mua buôn số lượng lớn

3- Nghiên cứu thật kỹ các đối thủ & làm 1 SP vượt trội : chất lượng tốt hơn, thành phần an toàn hơn, bền hơn, thân thiện môi trường hơn,…

4- Ngoài việc tìm hàng trend như bên trên mình đã nói, thì mình có thể làm 1 cái khác bọt với thị trường, làm mới ngách cũ, đánh vào tệp KH đặc biệt, tạo ngách riêng như là : màu khác (đối thủ toàn đen trắng với màu căn bản, mình làm các màu khác là vợt đc tệp KH thích đổi mới), kích thước khác (đối thủ chơi sz phổ thông, mình làm sz mini hoặc ngoại cỡ là ăn rồi), thành phần khác (kiểu ăn kiêng, ăn chay, các thành phần ko bị dị ứng, thành phần thiên nhiên hơn,…), phần này còn có thể là mix các vị với nhau tự dưng lại ra 1 vị mới lạ hơn,…

5- Thay vì bán mấy đồ cơ bản thì mình Addons thêm các tính năng, công dụng, giá trị khác ở tầng cao hơn như là : an toàn hơn, bảo đảm hơn (chất liệu, thành phần, tính năng, chính sách đổi trả,…) / gắn kết hơn (làm Community tăng thêm giao tiếp với KH) / quý trọng hơn (Các chính sách quan tâm KH vào dịp đặc biệt) / thể hiện tốt hơn (cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng)

6- Bạn tạo ra cho họ sự tiện lợi bằng cách nghiên cứu hành vi khách hàng, làm thế nào để khách hàng rút ngắn thời gian quyết định lại, với nhiều người thời gian là tiền bạc mà. Bạn có thể làm bằng cách biết khách hàng mua A thì sẽ cần mua B, C, D. Bạn gom hết lại thành 1 Pack và bán cho họ mua 1 lần là xong (Ví dụ dạng mua quà tặng : gồm SP + thiệp + hộp + đóng gói). Hoặc bạn tăng trải nghiệm lên, show đầy đủ những thứ KH cần ra listing rồi, họ sẽ ko còn phải phân vân gì nữa mà quất ngay thôi.

7- Bạn sẽ cần làm cho khách hàng mua rồi, lại muốn mua lại & muốn mua tiếp trong dài hạn nữa. Ngoài các ngách hàng tiêu dùng (kem đánh răng, giấy vệ sinh, mỹ phẩm,…) thì với việc bạn xây chính sách khách hàng tốt, bạn sẽ ghim TH của bạn vào tâm trí họ, lần sau mua…họ lại mua của bạn. Và mỗi khi biết ai có nhu cầu, họ lại giới thiệu KH cho bạn. Có thể 1 lần họ mua ít, nhưng họ mua nhiều lần thì AOV sẽ tăng thôi.

Giờ là đến WHAT - cụ thể là mình cần phải làm gì?

WHAT - Các bước tăng giá trị đơn hàng!

Bước 1: Nghiên cứu thị trường - Xem hiện tại các đối thủ đang bán với phân khúc giá nào, khả năng sẵn sàng chi trả của KH là bao nhiêu. Phân khúc nào thơm (Doanh số trung bình/Seller và Profit TB/Seller là tốt nhất). Thường càng phân khúc cao thì Profit càng cao, nhưng profit cao nhưng bán đc ít hàng thì cũng vẫn chưa phải là Thơm. Phân khúc đó số lượng đối thủ có đông ko? Càng đông thì càng cạnh tranh cao về giá & quảng cáo. Né nó ra!

Bước 2: Sau khi lựa chọn được phân khúc sẽ tham gia rồi thì phân tích chi tiết xem chiến thuật về giá bán của đối thủ đang ntn, thường thì mấy SP mới launch hay có giá khuyến mại, nhưng khi ổn rồi thì mới là giá đúng của hắn.

Bước 3 : Vận dụng toàn bộ trí tưởng tượng của bạn để suy nghĩ xem 1 trong 7 chiến thuật tăng giá trị đơn hàng bên trên mình mới kể thì đâu là chiến thuật phù hợp cho cái ngách này. SP cũ + Idea = SP mới! Ghi hết ra…

Bước 4 : Áp dụng thử các chiến thuật đó (trên kế hoạch) xem liệu rằng có hợp lý ko? Chi phí sản xuất đội vào thì liệu giá bán so với đối thủ có quá cao ko? Còn nằm trong khả năng chi trả của khách nữa ko?

Bước 5 : Thấy phương án hợp lý rồi thì triển khai thôi !

Ok, cách làm thì mình đã chỉ cho các bạn rồi, giờ thì áp dụng thử xem có tạo ra sự khác biệt so với cái hiện tại ko nha!

Cứ vạch thử ra giấy xem, chả mất gì cả, đổi lại bạn sẽ có hướng đi mới thay vì rơi vào cuộc chiến về GIÁ với các đối thủ cùng loại!

Ở phần tiếp theo, mình mới nói tới vế thứ 2 - Làm thế nào để tối ưu chi phí bán hàng… Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình!

Bài của Fb Tuấn KayO

1 Lượt thích