Bạn có đang "ngợp" với các thuật ngữ SEO mới?

Chào các bạn, gần đây có nhiều bài viết của các anh em chia sẻ có khá nhiều thuật ngữ SEO mới, mình có theo dõi và đọc hết các bình luận và nhận thấy có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí gây nên hiểu lầm dẫn đến những tranh cãi không đáng có.

Thời gian này mình khá bận bịu đủ việc, thôi thì nay rảnh hơn chút mình cũng xin phép được viết vài góc nhìn của riêng mình về vấn đề này. Mình viết bài này vì mình không có giải pháp nào dung hòa việc này mà chỉ là những ý kiến mong muốn chúng ta nên “open mind” hơn với các bạn chia sẻ cũng như các thuật ngữ mới này, bạn có thể tiếp nhận hoặc không tiếp nhận nhưng đó vẫn là góc nhìn của mình và mình sẵn sàng tranh luận fairplay với tất cả các bạn để làm rõ luận điểm tranh luận hoặc kể cả nhận gạch đá… Và hy vọng bạn có cái nhìn công bằng hơn trước mọi chia sẻ để ngọn lửa xây dựng cộng đồng chung không bị giảm đi sự nhiệt huyết từ nhiều người…

Bản chất Tiếng Việt cổ hay Tiếng Việt hiện đại ngày nay luôn đứng ở giữa ngã 3 đường với tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì tính bất tương xứng trong ngôn ngữ (bạn có thể tìm hiểu phần này ở môn ngôn ngữ học, mình cũng có tìm hiểu 1 chút chứ không phải Expert mảng này ^^). Bởi vậy rất nhiều ngữ cảnh tiếng Việt sẽ không đủ diễn tả đúng bản chất hay điều cần nói trong nhiều mảng chứ không chỉ mỗi lĩnh vực SEO. Thôi thì tôi cũng lấy vài ví dụ liên quan mảng SEO để nói về vấn đề này cho các bạn hiểu tôi đang nói gì ^^

Ví dụ:

  • Thin content = Nội dung mỏng ^^
  • Marketing = Tiếp thị ^^
  • Index = Lập chỉ mục ^^
  • Core update = Cập nhật lõi ^^
  • Footprint = Dấu chân ^^
  • v.v…

Hoặc kiểu vay mượn:

  • Top = Tốp, Tóp…
  • Bomb = Bom (nhớ ngay ra bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ thời học phổ thông là: Khoảng trời, hố bom);
  • Chữ quốc ngữ xưa ví dụ đọc kiểu tiền phụ âm: Trời = bờ lời; Sông = Krông;… mà hiện nay người dân tộc Bana vẫn còn sử dụng; Bản chất ngôn ngữ cũng sẽ biển đổi theo thời gian chỉ khác là tốc độ biến đổi diễn ra nhanh hay chậm; chúng ta hiện nay chưa chắc con cháu các đời sau sẽ kết nối được với ngôn ngữ hiện tại mà chúng ta sử dụng, dễ hiểu nhất bạn thử ra Văn Miếu Quốc Tử Giám xem có kết nối được ngôn ngữ các cụ người Việt ta đã sử dụng ở các thế kỷ trước đây không ^^
  • Hoặc các từ nổi tiếng: Xích lô (Tiếng Pháp: cyclo); ca cao (Tiếng Pháp: cacao); cà phê (Pháp: Café); ê kíp (Pháp: equipe); Rađiô (Pháp: Radio);… và có khoảng 150 từ tiếng Việt đang vay mượn tiếng Pháp do lịch sử thuộc địa của VN. Ngoài ra nếu tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ thấy công trình của viện nhân chủng và tiến hóa Max Planck (2009) tiến hành thì trong 1477 từ tiếng Việt thường dùng chỉ có 28,1% là từ vay mượn trong đó 25,3% từ vay mượn Trung Quốc, 1,2% từ vay mượn Pháp, 0,5% từ vay mượn Proto-Tai, 0,3% từ vay mượn tiếng Anh [4]. (Phần nghiên cứu về tiếng Việt do GS Mark J. Alves chủ trì. Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu có thể tra cứu trực tuyến tại đây: https://wold.clld.org/vocabulary/24).
  • Hoặc các từ Viết tắt dạng: SEO, EEAT… bạn cũng không thể dùng 1 từ tiếng Việt nào để lột tả đúng bản chất của nó. Đấy là tôi chưa tính vào nghề Code, Hacker, Ug…. có hàng mớ từ mà chỉ dân trong nghề đó mới hiểu với nhau chứ khó có thể giao tiếp bằng tiếng Việt.
  • Hoặc các từ không nên dịch cho nó ngắn: Anchor text, bookmark, cache, clickbait, link juice, noindex, pbn, pagerank, onpage, offpage, money site, hosting… vv… tất cả vậy chỉ là 1 phần rất nhỏ ở ngôn ngữ, ngay mảng SEO cùng vài trăm thuật ngữ rồi ^^
  • Hoặc ngay tiếng Việt, bạn biết hay hiểu rõ các từ như: Tuyến tính, bất khả quy, ái kiềm, ái toan… chắc gì nhiều bạn đã hiểu???
  • Ngay như từ SEO-er nhiều ae SEO lứa đầu F1,F2 sử dụng cũng dựa trên số đông của các cộng đồng quốc tế dùng và người Việt sử dụng lại, thời điểm đó SEO là cái gì đó cũng quá mới (hỏi coder, marketing giỏi cũng chả hiểu SEO là gì ^^) trong khi các ngành nghề khác hay thêm -er để chỉ người làm mảng đó thì việc sử dụng cũng là dễ hiểu. Bản thân sau này nghề SEO tịnh tiến và tiến hóa thì cũng rất nhiều ae thay đổi gọi sang SEOs (thay cho seo-er, chỉ về người làm SEO).

Nói vòng vo nãy giờ về ngôn ngữ để làm gì, để cho bạn hiểu 1 điều duy nhất theo tôi là: NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN, CÔNG CỤ ĐỂ GIAO TIẾP GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI HOẶC NHIỀU NGƯỜI, miễn sao bạn hiểu đúng được họ đang nói gì, đề cập hay mô tả gì… vậy là ĐỦ.

Quay trở lại giới SEO có nhiều bài chia sẻ các thuật ngữ đa phần bắt nguồn từ 1 số KOLs nước ngoài sử dụng (có cả KOCs, đấy dm lại dùng đến từ vay mượn, ông nào gạch đá lại bảo tôi không trong sáng trong tiếng Việt cho xem ^^) nên khá nhiều AE ở VN sử dụng và chia sẻ lại, nó chả có vấn đề nếu nội dung chia sẻ đó có nội hàm, có chiều sâu… Còn ai lùa gà hay gì thì bạn nên kiểm chứng bằng các chứng cứ xác đáng mà Combat họ thoải gà mái, chứ tôi thấy 1 số bài chia sẻ trên #nghienseo cá nhân tôi không thấy lùa gà gì, nếu có lùa thì mình cũng sẽ là người đầu tiên lao vào xử lý…, phải chăng nhiều bạn quá nhạy cảm hay ác cảm?

Ngoài ra cũng có 1 số Comment (Nhấn mạnh là 1 số ít comment) không mang tính xây dựng cho tác giả bài viết mà chỉ mục đích “dìm họ xuống, đưa mình lên” thì cũng nên xem xét lại kỹ hơn trước khi comment. Bản thân mình rất trân quý những người dám bỏ thời gian ra ngồi viết chia sẻ thực sự, nhất là những bài viết chia sẻ mang tính TƯ DUY về SEO… (đương nhiên cũng có 1 số bài trước đây đã từng kiểu PR, seeding trá hình… thì chúng ta nên lên án đó là một việc rất hoan nghênh các bạn). Đúng là nếu là 1 newbie khi mới bắt đầu vào nghề mà gặp mớ thuật ngữ SEO chắc cũng không tiêu hóa nổi và bỏ cuộc sớm nhưng xét cho cùng thì bạn là Newbie hay Oldbie thì cũng nên nghiên cứu các thuật ngữ để hiểu rõ bản chất của SEO và cũng là bài tập thể dục cho não đỡ cùi đi ^^.

Cũng mong muốn các bạn chia sẻ nên Bình dân hóa và sử dụng tới thuật ngữ một cách hạn chế nhất để các newbie (mé, lại dùng từ vay mượn dạng thuật ngữ ^^) tiếp cận nội dung bạn chia sẻ nó dễ dàng tiêu hóa kiến thức hơn, tránh bị lạc lối trước một mớ thuật ngữ mới.

Bản thân tôi khi viết đến đây tôi cũng thấy mình mắc phải “vòng lặp” của thuật ngữ dù đã cố gắng tối ưu hóa thông tin truyền tải một cách dễ hiểu nhất ^^

Cheers,

:seedling: Notes:

  1. Chủ đề tiếp theo sẽ viết: Chủ nghĩa “kinh nghiệm” trong nghề SEO (dm, lại đẻ ra thuật ngữ hả ^^).

  2. Bạn có thể tham khảo thêm về Alexandre de Rhodes để hiểu về chữ quốc ngữ.

  3. Mời ae đọc lại bài viết: Văn hóa tranh luận trên Nghiện SEO https://www.facebook.com/groups/nghienseo/posts/766517657351573

1 Lượt thích