Chào anh em, mình Phong - hiện đang là SEO Leader tại GTV. Hôm nay tham gia chia sẻ với mọi người một case study SEO Dropshipping tại US đầu tay mà team mình thực hiện. Đây là dự án thuộc lĩnh vực YMYL tại thị trường US.
Dự án hiện đã đạt Top 5 - 10 thị trường ở bộ keywords sản phẩm sau 7 tháng triển khai. Plan triển khai tập trung xây dựng mạnh khâu Content, Entity & các hạng mục kỹ thuật tối ưu Cost of retrieval. Dự án này ngoài việc thời gian, công sức thì chi phí nguyên liệu khác tương đối thấp, nhưng chuyển đổi dự án là khá cao - hiện tại doanh thu website đã đạt 800 $/ngày, có ngày lên khoảng 1000$.
Ở Case study này, mình muốn chia sẻ mọi người 2 nội dung chính:
-
Cách tìm đúng bộ keywords “điểm chạm” ở website Dropshipping để tăng tỉ lệ chuyển đổi
-
Chiến lược SEO để tạo kết quả cho dự án.
Let’s dive in!
P/s: Dự án bên mình vẫn còn trong quá trình triển khai cho KH nên để tránh ảnh hưởng đến khâu website KH, mình xin phép chỉ chia sẻ tổng quan và không publish thêm về bộ keywords hay niche thị trường sâu.
I. Giới thiệu dự án:
-
Dự án Dropshipping thuộc lĩnh vực YMYL, thị trường target chính US.
-
Website lúc nhận chưa có chuyển đổi vì performance chưa tốt. Đa phần tỷ lệ chuyển đổi đến từ khách hàng cũ mua lại.
-
Doanh thu chưa có nhiều từ SEO, vì không khai thác được tệp khách mới.
Mục tiêu của dự án:
KPI TOP
-
Bộ keywords sản phẩm: Top 5: 35% & Top 10: 65%
-
Bộ keywords thông tin: Top 10: 50%
P/s: Ở thị trường này thì bên GTV chỉ cam kết top 5- 10 vì nhận định thị trường quá cạnh tranh & bộ keywords thông tin thì target niche, nhưng cũng có độ khó cao, volume keyword chủ lực cao nhất cũng lên đến 12k; KD > 40).
II. Phân tích hiện trạng website
Thực trạng thị trường:
-
Thị trường tập trung ở 1 Niche, nhưng độ cạnh tranh vẫn rất cao. Đối thủ TOP 10 trực tiếp là các website Dropshipping cùng niche đã SEO khoảng 2-3 năm. Đối thủ gián tiếp đều là website gov, bệnh viện lớn, website của Brand thuốc với độ trust cao và traffic khủng được GG ưu tiên đề xuất.
-
Thị trường SEO YMYL nhất là ở US, được Google kiểm soát & đánh giá vô cùng nghiêm ngặt.
-
Khó cạnh tranh về để làm nội dung khi SEO các keyword thông tin chủ đề, với các đối thủ lớn có nội dung chuyên sâu, đa dạng.
Thực trạng website & thương hiệu:
-
Thiếu Trust, thiếu entity: website build 2022, chưa build entity, brand chưa được nhận diện, volume brand = 0, thiếu sót nhiều yếu tố tăng E-E-A-T ở YMYL.
-
Chưa chuẩn hóa Technicals: Tốc độ tải trang chậm; chưa tối ưu các yếu tố Technical phục vụ SEO.
-
Chưa tổ chức cấu trúc website: đang mô phỏng theo đối thủ, nhưng chưa đảm bảo các yếu tố chuyên sâu để ranking cao. Phân cấp danh mục, sản phẩm chưa phù hợp rõ ràng, thiếu các trang trung gian quan trọng.
-
Chưa chuẩn hóa UI-UX: các trang UI-UX đều kém gây nhiều hạn chế khâu SEO & chuyển đổi. Trải nghiệm mobile chưa tốt, nhiều element đang lỗi hiển thị.
-
Content: chỉ đăng tải sản phẩm cơ bản, duplicate 100%, không có mô tả chi tiết. Chưa tổ chức cấu trúc nội dung cho các Topic SEO chính. Kh build được khoảng 20 bài blog nhưng nội dung lan man, không đúng intent.
III. Quy trình thực hiện
Cũng như kinh nghiệm các dự án SEO khác đã từng làm, team mình vẫn áp dụng quy trình SEO Evergreen của GTV vào cho dự án.
Quy trình SEO theo các bước: Keyword Research > Cấu trúc website > UI-UX > Technical > Entity Onsite/ Offsite > Content > Onpage > Internal link > Backlink
Tương ứng các bước, mình sẽ liệt kê chia sẻ với mọi người một số điểm cốt lõi mà sau khi đo lường tác động hiệu quả cho dự án.
1. Nghiên cứu từ khóa
Như có nói đầu bài, nghiên cứu từ khóa là hạng mục tâm đắc nhất mình muốn chia sẻ vs ae trong case study này. Vì tìm đúng bộ keywords chuyển đổi cao, nhưng ít cạnh tranh (hidden gem keywords) nên dự án này dễ win hơn và tỉ lệ chuyển đổi tăng. Kinh nghiệm mình thấy, khâu research keyword là hạng mục vô cùng quan trọng khi SEO, mang lại gần như 50% kết quả dự án rồi.
Quy trình research keywords của team chia làm 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Research keywords về sản phẩm (chuyển đổi trực tiếp)
-
Giai đoạn 2: Research keywords thông tin về sản phẩm & bệnh lý (review, so sánh, best sản phẩm, thắc mắc người dùng)
-
Giai đoạn 3: Research bộ từ khóa để tạo dựng Topical Map (kết nối toàn bộ các Semantic cần thiết trong chủ đề, để dễ dàng ranking và thành Authority site trong lĩnh vực nhất có thể)
Ở giai đoạn 1 & 2:
Team phải tìm hiểu cực kỳ sâu về mô hình kinh doanh & tệp khách hàng tiềm năng. Về mô hình kinh doanh, khách hàng bán Dropshipping “thực phẩm chức năng X, Y, Z” từ Canada sang Mỹ. Ở Mỹ muốn mua online phải có đơn thuốc, trong khi Canada bán tự do. Chính vì quy định khắt khe về nhập khẩu và kiểm soát mà nhu cầu ở Mỹ cực kỳ cao.
Dựa vào lợi thế đó, team tập trung research sâu bộ keywords sản phẩm đánh thẳng vào nhu cầu tệp khách hàng. Website mới build, trust chưa cao, chưa có brand mạnh, nên SEO keywords chung chung hoặc thông tin bệnh thì kiểu gì cũng xin chào thua.
Vì vậy, team mình target nhắm đến các biến thể keywords sát user intent nhất tuy volume thấp nhưng vô cùng tiềm năng, gồm các dạng:
-
Từ khóa sản phẩm + nhu cầu: “X supplements from Canada for sale USA”
-
Từ khóa sản phẩm cho đối tượng cụ thể: “X supplements for … in USA without prescription”
-
Từ khóa so sánh, review sản phẩm: “X supplements vs Y supplements”
-
Từ khóa giải đáp thắc mắc: “how to buy X supplements online without a prescription”. “can i get Y supplements online”
Với bộ keywords này, mức độ cạnh tranh với đối thủ tại Mỹ đã giảm đi phần nào, chủ yếu đấu với mấy ông Dropshipping giống mình. Quan trọng là khi lên top, chuyển đổi từ các keywords này cực kỳ cao vì đánh đúng nhu cầu khách hàng.
Ở giai đoạn 3:
Mục tiêu research keyword cho nhu cầu tạo Topical Map và Semantic Content Network của các cụm chủ đề SEO. Google thích các site chuyên sâu về 1 chủ đề cụ thể vì sẽ giảm chi phí truy xuất - một trong những yếu tố được ưu tiên trong ranking của Google hiện tại.
Quy trình research Topical Map gồm:
-
Xác định chủ đề lõi website, thực thể chính trong topic (source context; central entity)
-
Nghiên cứu từ khóa liên quan: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, SEMrush,… và đặc biệt là các kết quả hiển thị ngoài GG serp để tìm các từ khóa liên quan đến chủ đề chính
-
Phân loại bài viết Core/Outer section: Sau khi hoàn thành research full cụm chủ đề → Phân loại xem bài nào là core section và bài nào là outer section. ( dựa vào yếu tố root, rare, unique để biết core hay outer).
-
Hoàn thiện phác thảo thêm: URL của từng bài, Title, meta, h1, Alt Thumbnail, Title thumbnail trên từng bài viết có trong Topical map
2. Chiến lược chuẩn hóa nền tảng tối ưu Cost of retrieval
Sau khi research bộ keyword, team tiến hành đến giai đoạn tối ưu hóa nền tảng website, trong đó mọi công việc đều tích hợp tối ưu sao cho website có thể “Cost of retrieval” nhiều nhất có thể.
Cho bạn nào chưa rõ thì “Cost of retrieval” (chi phí truy xuất) là thuật ngữ chỉ việc tối ưu các hạng mục website để giúp Google tối ưu chi phí cần thiết để thu thập & truy xuất dữ liệu. Cost of retrieval có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng Google có thể access, process, deliver content từ website. Google rất yêu thích những website đáp ứng tốt tiêu chuẩn này và dễ đưa website trở thành Topical Authority hơn.
Các tiêu chuẩn & công việc thực hiện:
-
Crawling Cost: chuẩn hóa cấu trúc website; audit & tối ưu Internal link; chuẩn hóa file robots.txt.
-
Indexing Cost: tối ưu sitemap clean & setup priority; kiểm soát tỉ lệ nội dung chất lượng trên website (tăng tỉ lệ content giá trị/ tổng website; loại bỏ duplicate content, kém chất lượng); tối ưu URL phân trang, bộ lọc; kiểm soát tỉ lệ HTML luôn cao hơn các loại file khác như image, JS, CSS (phần Crawl by file type của GSC)
-
Query Processing Cost: triển khai content chất lượng & sát user intent giúp GG process queries hiệu quả hơn; tối ưu Semantic SEO, Schema markup, NLP trong content.
-
Ranking Cost: áp dụng Topical Authority; Internal link Semantic
-
Delivery Cost: tối ưu tốc độ tải trang (compressing hình ảnh, minimizing CSS & JavaScript, giảm server response); tối ưu User Experience trên trang.
Đây là các công việc trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này mình thấy hay nên ứng dụng vào dự án, chưa phải là các tiêu chuẩn tối ưu đầy đủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm và linh hoạt các công việc có thể tối ưu được tùy tình trạng website bạn mà có thể có checklist riêng
3. Xây dựng cấu trúc website
Về cấu trúc website, team chọn phân tích các đối thủ Dropshipping trực tiếp hiện tại và thoe Topical map đã tạo để tích hợp chuẩn hóa phần cấu trúc website. Mục tiêu cũng là làm sao để Google thu thập thông tin & hiểu rõ nhất chủ đề.
3.1 Cấu trúc phần Ecommerce:
- Cấu trúc URL danh mục sẽ phân cấp theo tiêu chuẩn Silo. Tích hợp thêm tối ưu cost of retrieval
Ví dụ:
Category: domain/supplements/vitamins/
Sub-cate: domain/supplements/vitamins/c/
Product: domain/supplements/vitamins/c/canadian-1000mg/
-
Tạo Breadcrumb
-
Phân chia product vào đúng danh mục
3.2 Cấu trúc chuyên mục & bài viết Blog:
-
Tạo thêm 3- 4 chuyên mục Blog sâu hơn cho 2 topic Content chính
-
Đổi lại cấu trúc URL phần Blog theo Topical Map xoay quanh cụm chủ đề nội dung
- /domain/blog/vitamins-c/benefits/
- /domain/blog/vitamins-c/dosage/
- /domain/blog/vitamins-c/side-effects/
- /domain/blog/vitamins-c/how-to-buy-canadian-supplements-in-usa/
- Cấu trúc phân cấp headings trong từng bài viết
3. Technical SEO
Trong quá trình tối ưu Technical, team target điều chỉnh sâu hạng mục để tối ưu Cost of retrieval cho website.
Đầu tiên, tập trung tối ưu một số lỗi làm cho BOT Google crawling không được hoặc không hiệu quả, như:
Sitemap.xml:
-
Tự động loại trừ URL 301, 404, Noindex khỏi sitemap
-
Set up chỉ số Priority cho các child sitemap cho Cate; Product & Blog
Robots.txt:
-
Chặn crawl các trang đang làm tốn ngân sách crawl của Google như: /?s=, /wp-content/plugins/, /wp-login.php*, thẻ tag, feed,…
-
Bỏ link sitemap vào robots.txt
Xử lý lỗi 404 và Redirect:
-
Tạo trang 404 tùy chỉnh với các đề xuất hữu ích
-
Thiết lập redirect 301 cho các URL cũ và thay thế Intenalink URL đã 301 sang URL mới
Tiếp đến, các hạng mục ảnh hưởng nhiều đến việc Index Google không hiệu quả như:
-
Meta tags: điều chỉnh các lỗi title, meta description trên trang
-
Tối ưu thẻ canonical: cho phân trang; URL bộ lọc tránh dupplicate content
-
Noindex các URL kém chất lượng, không liên quan chủ đề
-
Audit content: tối ưu đảm bảo tỉ lệ content chất lượng được Index / tổng URL website là 80 - 20
Ngoài ra, còn tối ưu các công việc để tối Delivery cost của Google như:
-
Tối ưu hóa Mobile-first indexing: đảm bảo website responsive trên mọi thiết bị. Điều chỉnh layout để menu, nút CTA dễ sử dụng trên mobile,…
-
Tăng tốc độ tải trang: nén hình ảnh, minify CSS/JS, sử dụng browser caching
-
Cải thiện Core Web Vitals: giảm Largest Contentful Paint (LCP) từ 4s xuống 2.5s bằng cách tối ưu hóa hình ảnh và sử dụng CDN
4. Tối ưu UI-UX làm rõ Theme website & tăng chuyển đổi
Trong vòng tháng thứ 2, 3, mục tiêu thiết lập lại Theme website ở chủ đề SEO, bổ sung các yếu tố tăng trust trên site & tối ưu UI-UX chuyển đổi cho người dùng.
-
Trang chủ: là trang quan trọng nhất để GG sẽ crawl đầu tiên và hiểu rõ nội dung website. Nên team tối ưu trang chủ vô cùng chi tiết để tăng themes website tập trung chủ đề. Trang chủ đem ra thêm 2 chuyên mục sản phẩm SEO, section danh mục bài viết Blog (đưa các bài viết Blog core section lên đầu tiên) để Google dễ tiếp cận & hiểu chủ đề website cũng như ít tốn tài nguyên thu thập nội dung Core. Ngoài ra, bổ sung các section về: USP doanh nghiệp; Brand phân phối, Chứng nhận SP chính hãng; Đối tác, Review mua hàng,…
-
Cate & Subcate page: gần như giao diện tương đối ổn nên team không điều chỉnh nhiều. Nhưng có bổ sung thêm phần Silo ảo (Section link tới các cate có liên quan, ví dụ: Trang Cate A → link tới Sub-cate A1, A2, A3,…) + bổ sung section Content mô tả danh mục.
-
Product page: là loại trang thứ 2 team mình tập trung điều chỉnh nhiều nhất. Gần như thay đổi toàn bộ về giao diện với mục tiêu chuẩn các yếu tố SEO & tăng chuyển đổi hơn. Bổ sung & sắp xếp các section trong Product page như: Mô tả sản phẩm; Hướng dẫn sử dụng, Lưu ý sử dụng, Reviews, FAQ…
-
Blog post page: bổ sung code ngày đăng, ngày cập nhật; thông tin writer, expert review; Author box cuối bài; section bài viết liên quan
-
Các Page entity Onsite: tối ưu giao diện các trang Giới thiệu; Shipping & Returns; How to order, Contact,… ảnh hưởng nhiều tăng trust cho brand & user thêm tin tưởng khi mua hàng.
5. Tạo dựng Content & Onpage
Từ tháng thứ 4, team mình bắt đầu vào giai đoạn lên Content cho website theo phương pháp Topical Authority. Các công việc cần làm để có 1 plan content triển khai theo Topical Authority sẽ là:
-
Xây dựng Topical Map
-
Vẽ Semantic Content Network
-
Phân loại các bài viết nào là Core Section/ Outer Section để sắp xếp thứ tự triển khai
-
Phác thảo: Title; URL; description; alt image; URL image cho từng bài viết dự kiến sẽ tạo trong Topical map
Một số tips khi kiểm soát chất lượng Content team mình chú ý gồm:
-
Nắm được Semantic Content Network (hệ thống content theo ngữ nghĩa) là điều bắt buộc trong thị trường này. Vì nếu theo cách lên Outline của đối thủ thì 10 đối thủ, viết 10 cách khác nhau. Nên bạn phải có 1 outline riêng hoàn toàn đầy đủ & chính xác. Nếu không kỹ thì sẽ bị duplicate content lặp đi lặp lại một số headings ở các bài dẫn đến bài viết bị loãng ngữ cảnh main content của bài viết.
-
Content thị trường này không cần đọc hay, nhưng cần đầy đủ thông tin và giải đáp hết toàn bộ các khía cạnh xoay quanh search intent chính, càng chuyên sâu càng hiệu quả.
-
Ít nhất mỗi bài cần có điểm nổi bật và khác biệt so với đối thủ. Nếu bài viết đọc xong mà không có gì hơn đối thủ → Bạn cần tối add on value cho bài viết của mình hơn và tối ưu content theo chuẩn NLP của Google.
-
Thông tin Fact cần được đảm bảo + các dẫn chứng trích nguồn ở từng bài viết thật chi tiết
-
Chèn Semantic keyword, entities vào toàn bộ content. (Bước này bên mình dùng NEURO Writter) để tối ưu nhanh & chính xác.
Quá trình làm Content & Onpage team mình cũng ứng dụng AI hỗ trợ khá nhiều. Phần lớn thời gian dùng AI cho khâu tạo Outline & add-on các thông tin unique mới thêm vào Outline:
-
Ban đầu, team mình dùng Perplexity để tổng hợp các kết quả real ■■■■ → gợi ý ra các heading cho outline, tổng hợp lại các heading phù hợp.
-
Sau khi tổng hợp xong, sử dụng Chat GPT để recheck lại flow và logic đặt vị trí các heading đã phù hợp chưa? → Tạo Final Outline.
Đối với các bài viết trong bộ keywords sản phẩm, volume tương đối thấp và niche. Hầu như không có hoặc khó tìm kiếm ý tưởng để viết bài, nên team sử dụng thêm AI hỗ trợ tìm kiếm thêm insight để tạo Outline. Hiện tại quy trình này đang khá hiệu quả
Quy trình làm & prompt team mình sử dụng (mình có để hình kết quả bên dưới):
Bước 1:
Prompt thứ 1: What 5 questions would someone have if they wanted to know “long tail keyword” ?
Prompt thứ 2: Reword these as 8 - 10 word max headers
Bước 2: Sau khi đã chọn được các câu hỏi bước 1, bỏ tiếp các câu hỏi này vào Perflexity và lấy thêm gợi ý để hoàn thiện Outline
6. Internal link
Chiến lược Internal link dự án cũng tập trung vào tối ưu Internal link Semantic, để tạo mối liên kết có ý nghĩa giữa các trang, giúp Google hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và mối quan hệ của nội dung.
Dưới đây là cách triển khai chi tiết: (mình chỉ lấy ví dụ để dễ mô phỏng)
-
Mở lại Topical map ban đầu đã phác thảo để xây dựng internal link dựa trên đó
-
Nối Internal link giữ các bài Core Section và Outter Section
-
Nối Internal link ở phần Macro context và Micro context ở trong từng bài viết trong Semantic:
- Phần Macro Context (chiếm 70%-75% nội dung chính của bài viết), liên kết đến các trang có từ khóa quan trọng và phải liên quan đến nội dung chính của bài viết.
- Phần Micro context (30 - 25% còn lại). Các internal link của phần này có thể không liên quan lắm tới nội dung chính của toàn bài.
-
Tạo cầu nối ngữ cảnh (contextual bridge): tạo cầu nối liên kết các trang có liên quan Semantic. Ví dụ: Từ trang “Vitamin C” link đến “Tăng cường miễn dịch”; từ “Omega-3” link đến “Sức khỏe tim mạch”
-
Sử dụng anchor text ngữ cảnh & từ khóa semantic: dùng anchor text phù hợp ngữ cảnh: “Tìm hiểu thêm về lợi ích của Vitamin C đối với hệ miễn dịch”; “Khám phá các loại Omega-3 tốt cho tim mạch”; thay vì anchor text = keyword SEO thì anchor text là từ khóa semanctic, từ khóa đồng nghĩa
-
Tạo hub pages: tổng hợp về một chủ đề lớn, từ đó link đến các trang con cụ thể. VÍ dụ: Trang “Tổng quan về Vitamin” link đến các trang Vitamin C, D, E,…
-
Dùng schema markup: tạo dựng mối quan hệ các bài viết thông qua các trường (About, Mention; IsSimilarTo; IsRelatedTo)
7. Xây dựng Entity Brand & Author
Khi build entity cho website Dropshipping team gặp một số hạn chế như: thiếu địa chỉ tại US để tạo xác thực brand & map; không có hệ thống bác sĩ, chuyên gia để làm entity.
GMB:
-
Tạo Google maps tại US cực kỳ khó khăn, 1 phần ban đầu KH chưa có địa chỉ store ở US. Nên team có đề xuất KH tạo lập maps (tuy nhiên phần này thì KH dùng dịch vụ chứ bên mình không tạo)
-
Book thêm Local guide review ở US để đánh giá cho GMB .
Entity Brand:
-
Tạo lập bộ Social Entity, research thêm các social entity đối thủ đang tạo lập và cố gắng mô phỏng đầy đủ nhất.
-
Tạo thêm các bộ Google Stack, Cloud stack cho Brand & các cụm sản phẩm chính.
-
Tối ưu bằng Schema để kết nối entity: Local Business, About, Contact, Person
-
Book 1 vài báo PR tại US
Entity Author:
-
Tạo lập các trang cho Person, gồm: Writer & Expert review (Expert review thì bên mình đành tạo lập fake thông tin - thị trường này hầu như entity phải build kỹ nên không skip được)
-
Khi build entity cho đội ngũ Expert review, team có tips sử dụng thông tin các Person đã có sẵn thông tin trên Internet, tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực y tế nhưng Profile social chưa hoạt động mạnh. (Ví dụ: https://www.researchgate.net/profile/Joanna-Whitney). Sau đó, sẽ tạo lập thêm hệ thống social và kết nối stack các entity profile thông qua Schema markup để kết nối.
IV. KẾT QUẢ
Thế là hết 7 tháng “ăn nằm cùng dự án”, cuối cùng team cũng có chút thành quả để báo cáo Khách hàng:
-
Bộ keyword sản phẩm tạo chuyển đổi: TOP 5: 35% - TOP 10: 60% - Đang đạt được 90% so với KPI hợp đồng.
-
Bộ từ khóa thông tin: đang bắt đầu ranking mạnh hơn trong Top 10 - Đạt khoảng 50% KPI hiện tại
-
Doanh thu Doanh thu trung bình 800$/ngày, có ngày cao lên 1000$. Đang cày cuốc từng ngày để chạm mốc 1500$/ngày khi leo full top.
Còn 3 tháng nữa là hết hợp đồng, team đang chạy nước rút để hoàn thành nốt 100% KPI phần từ khoá thông tin. Tuy nhiên với bộ keyword sản phẩm hiện tại đã giúp web duy trì thứ hạng tốt, thu hút đều khách hàng mới mỗi ngày nên khách hàng đang khá hài lòng ^^
Cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc hết bài của mình. Hy vọng case study này sẽ cho anh em thêm góc nhìn mới về SEO Dropshipping, nhất là ở các thị trường khó như US. Đừng ngán ngại mấy “ông lớn” hay mấy “ông làm lâu” , vẫn có cách để mình chen chân vào. Không gì là không thể đối với SEO, chỉ cần bạn kiên trì và nỗ lực testing nhiều phương pháp và luôn chiều lòng anh “Gồ”. Đừng nản chí
P/s: Đội ngũ các thành viên tham gia dự án này :
-
SEO Manager: Trần Vũ Phong.
-
SEO Lead Project: Huỳnh Hồ Khánh Duy
-
Content Dự án: Nguyễn Minh Phương
-
Cố vấn chiến lược: Đỗ Anh Việt (Vincent Do).
#casestudyseo2024