[CASE STUDY SEO Ecommerce] Từ 0 lên 1.2 tỷ VNĐ/tháng - Đạt 100% Top 5 ngách “Laptop X” trong 9 tháng

Chào 500+ anh em, em là Hiền - một nữ SEOer tại GTVSEO! Hôm nay em xin chia sẻ với mọi người case study đầu tay về SEO Commerce của em. Đây là dự án website bán laptop mới toanh vừa “cân” xong hồi tháng 6. Nghe hơi “gáy” tí nhưng 9 tháng chiến đấu, thì em đã đưa 95% keyword lên top 3-10 cho 2 dòng laptop trọng điểm, đánh bại một số “ông lớn” làm SEO lâu năm trong ngành. Mà quan trọng là chi phí bỏ ra không nhiều như mọi người nghĩ đâu nha!

Em hy vọng chia sẻ này sẽ giúp anh em, đặc biệt là các bạn newbie, có thêm kinh nghiệm để làm SEO Ecommerce hiệu quả mà vẫn tối ưu khâu chi phí . Dù anh/chị là nam hay nữ, mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm, chỉ cần chịu khó học hỏi và áp dụng đúng cách, chắc chắn sẽ thành công!

P/s: Dự án này thì chuyên 1 dòng laptop thôi, ở đây em sẽ lấy em họa là “Laptop X”. Giải thích luôn ở phần này để mn đỡ thắc mắc Laptop X là gì từ đầu title, kẻo phải đi tìm !

Doanh thu trên là doanh thu được đo lường thực tế từ phía khách hàng thống kê đơn hàng/khách trên website và báo với cho bên GTV.

I. Thông tin và tình trạng dự án

Chủ đề website: Tập trung vào toàn bộ niche “laptop X” chính (gồm một vài dòng máy).

Hiện trạng website:

  • Website bắt đầu build vào năm 2023, chưa SEO, chỉ có vài bài content blog tin tức không target vào keyword cụ thể nào, backlink chủ yếu từ diễn đàn, social, forum.

  • Giao diện đơn giản, chưa chuẩn UI-UX cho website Ecommerce, với nhiều lỗi technical chưa được Setup chuẩn.

  • Chủ đề nội dung thông tin, sản phẩm của website khá loãng. nội dung sản phẩm bị trùng lặp 100%.

  • Brand mới ra đời vào năm 2023, chưa làm entity brand, chưa có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ có kinh nghiệm lâu đời.

[Hình 1] Hiện trạng dự án lúc mới nhận website.

II. Mục tiêu dự án

1. Mục tiêu top chung: Gồm bộ topic laptop X1, topic laptop X2 và các dòng laptop con thuộc 2 topic này. (Toàn bộ keyword đều là keyword sản phẩm, danh mục sản phẩm & keyword blog thông tin liên quan đến review, tư vấn sản phẩm - Ví dụ: “Top X laptop dưới 10 triệu”)

  • Top 3: 20%

  • Top 5: 40%

  • Top 10: 70%

2. Traffic 2000 lượt truy cập mỗi tháng.

** III. Phân tích đối thủ**

Dự án có nhiều đối triển khai SEO mạnh và lâu đời, ví dụ: Cellphones, Laptopword,… Đối thủ đầu tư nhiều vào backlink báo PR, quảng cáo và branding mạnh trên các kênh social,…

** IV. Quy trình triển khai dự án**

So với các dự án Dịch vụ em thường hay làm thì quy trình triển khai cho website Ecommerce em đánh giá là khó hơn và cần nhiều kỹ thuật nâng cao để thúc đẩy. em sẽ chia sẻ những điểm nổi bật lại trong quy trình em đã làm:

Giai đoạn 1 (2 tháng đầu): Tối ưu nền tảng website & Xây dựng Topical Map cho website Ecommerce

1. Audit Technical

Trước khi bắt đầu tối ưu nền tảng website, em sẽ Audit technical cho website theo phương pháp tích hợp tối ưu “Cost of retrieval” - tiết kiệm chi phí Google crawl & index content/html trên website. Các công việc thực hiện:

  • Dọn sitemap: Xóa các url bị 404, tắt sitemap thừa

  • Robots.txt: Chặn crawl các trang đang làm tốn ngân sách cào của Google như disavow /?s=, /wp-content/plugins/, /wp-login.php*, thẻ tag,…, feed,…

  • Tối ưu lại phần html: Ví dụ: Theo đúng cấu trúc html thì phần nội dung chính của một trang thì dùng thẻ , cấu trúc/sắp xếp thẻ phải đồng nhất ở tất cả các trang trên một website.

  • Giảm tải dung lượng ảnh: Ở đây em dùng webp, bạn có thể tham khảo thêm loại khác tối ưu hơn.

  • Ngoài ra, em còn điều chỉnh thêm các lỗi technical website chưa chuẩn: heading, cấu hình trang 404, tốc độ tải trang,…

  • Remote các URL rác, URL không cùng theme laptop. Phần này em sẽ nói chi tiết ở phần audit content.

Tối ưu Technical theo phương pháp Cost of retrieval khá nâng cao, bạn có thể Google tìm hiểu kỹ hơn thêm phương pháp này nhé.

2. Audit content website:

Vì brand khách hàng đang thuần dòng laptop (ví dụ brand của khách hàng là “XLaptop”) nhưng trên website đang bán dòng Laptop X và các sản phẩm không liên quan như nước rửa chén, kem đánh răng, bàn chải,…và build entity trên cùng brand là “XLaptop”.

Lúc này, em đã đưa ra phương án giúp khách hàng chuẩn hóa mô hình kinh doanh, tách sản phẩm không cùng theme sang một website mới và build lại entity, cụ thể em sẽ nói chi tiết ở phần entity bên dưới.

Sau đó, em đã audit content tổng web và chọn ra những url không cùng theme và tiến hành backup dữ liệu để chuyển sang website khác của khách hàng. Còn website hiện tại sẽ chuyên về dòng laptop và phụ kiện cùng các dịch vụ khác liên quan.

3. Lên wireframe UX/UI & Điều chỉnh giao diện:

Dự án này em đã tự lên các bản UI-UX mới tối ưu SEO để thiết kế lại website cho KH.

Khi tối ưu UX-UI tập trung nhiều bản mobile, tối ưu tốt Bộ lọc, Sort, Tốc độ load Trang (Page Speed Insight, và trên thiết bị mobile trải nghiệm thực tế).

Team tham khảo 1 số brand bán laptop lớn vì insight các brand này có tệp khách hàng lớn, nên chức năng sẽ nâng cấp, đáng để em học hỏi.

Một tips quan trọng cho mọi người có thể lưu ý khi tối ưu UI-UX ngoài trang Cate đó là:

  • Tối ưu thêm Semantic Product hiển thị trên Category (VD: thegioididong đang show các thông số chính của Product thoả 2 mục đích: Tăng Semantic SEO cho category, user cũng biết được cấu hình máy → Dễ đưa ra quyết định lựa chọn - so sánh. [Hình 4]

4. Tối ưu Entity Onsite:

Onsite:

  • Audit entity onsite: Lúc này em sẽ audit lại các trang entity, loại bỏ nội dung đang đề cập tới sản phẩm không liên quan (kem đánh răng, bàn chải,…) và bổ sung các entity & semantic liên quan đến Laptop X và dịch vụ liên quan.

  • Bổ sung schema entity cho từng loại trang: Trang chủ, giới thiệu, liên hệ, author,…

  • Viết mới các trang entity còn thiếu: trang chính sách, bảo mật,…

Offsite:

  • Tối ưu Google Map chuẩn SEO: Đồng nhất thông tin doanh nghiệp trên tất cả các kênh. Loại bỏ từ “SP không liên quan” đang hiển thị trên MAP và đặt lại tên brand hiển thị cho MAP của doanh nghiệp.

  • Social: Các social cũ khách hàng đã đi có nhắc đến sản phẩm không liên quan, nên em đã audit và loại bỏ thông tin. Bổ sung thêm social mới và đồng nhất thông tin với nhau.

⇒ Nhờ tối ưu entity onsite & offsite tốt, nên Google MAP của em đã lên top cao khi search keyword laptop + quận và gián tiếp mang về thêm chuyển đổi cho khách hàng. [Hình 5]

5. Thiết lập Topical Map cho website Ecommerce:

Đây là điều góp phần giúp dự án của em thành công là ở phần xây dựng Topcal Map cho website chuẩn ngay từ ban đầu, trong đó bao gồm cả content.

Vì là website Ecommerce, nên em sẽ xây dựng 2 Topical Map cho Sản phẩm và blog thông tin chung về Laptop:

Topical Map Sản phẩm:

  • Xác định sản phẩm và dịch vụ khách hàng cung cấp

  • Phân loại sản phẩm theo từng danh mục chính

  • Xác định các chủ đề/sản phẩm liên quan đến dịch vụ của khách hàng

  • Phân loại core section, outer section cho các danh mục, sản phẩm.

  • Lên chi tiết các phần còn lại trong Topical Map: URL target, Title, H1, Meta Des, image, ALT, outline & AM chi tiết cho từng bài.

Đặc biệt nên tối ưu content & onpage cho các bài core section chi tiết nhất có thể.

Mẫu Topical Map: [Hình 6]

Ví dụ: Website của em là sản phẩm dòng Laptop, thì các sản phẩm chính khách hàng đang muốn đẩy là Laptop A, Laptop B => thì các dòng này là core section. Còn các sản phẩm có liên quan nhưng không nổi bật như Laptop C1, Laptop D1 là outer section.

Topical thông tin Laptop: Ở Topical thông tin em cũng làm tương tự

  • Xác định thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ website cung cấp

  • Phân loại core section, outer section cho các bài thông tin blog

  • Lên chi tiết các phần còn lại: URL target, Title, H1, Meta Des, image, ALT, outline & AM chi tiết cho từng bài

Sau khi hoàn thành topical map hoàn chỉnh, em sẽ có cái nhìn tổng thể nội dung đang triển khai theo hướng nào và các chủ đề semantic được kết nối với nhau.

6. Tối ưu cấu trúc website theo Topical Authority:

Hiện trạng: Website chưa làm rõ cấu trúc website dịch vụ, các sản phẩm chưa phân đúng cate, URL sử dụng có hoặc không / cuối và còn đuôi .html cuối URL (tất cả chưa đồng nhất).

Lúc này em có đổi lại cấu trúc website theo phương pháp Topical authority (Phân lại sản phẩm/subcate vào đúng các danh mục để dễ dàng xác định được entity chính, sử dụng cấu trúc URL tầng và ngắn gọn, breadcrumb tương ứng - Bạn có thể tìm hiểu thêm nhé).

Xây dựng cấu trúc phân cấp cho URL giúp tổ chức nội dung theo chủ đề. Các trang con được liên kết với trang chủ đề chính để tăng cường Topical Authority. Ví dụ: /domain/laptop-X1/ là URL trang cate.

Thì URL sản phẩm sẽ là:

  • domain/laptop-X1/laptop-X1-128gb-black/ hoặc

  • domain/laptop-X1/X1-128gb-black/

Cấu trúc URL phải phản ánh đúng cấu trúc nội dung và chủ đề để tạo sự liên quan và dễ hiểu cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm.

Ví dụ mẫu cấu trúc website: [Hình 7]

Kết quả: 30 ngày (1-30/12) đã live giao diện & đối cấu trúc URL [Hình 8]

** Giai đoạn 2 (5 tháng tiếp theo) : Xử lý duplicate content & Tối ưu nội dung**

1. Xử lý duplicate content

Khó khăn lúc này: Content product của khách hàng đã viết bị duplicate 100% ( Tuy nhiều đối thủ của em nó cũng đang dùng 1 content cho nhiều product khác nhau, nên dù content product có bị duplicate thì với Google lỗi đó không quá lớn so với tổng thể website - đối thủ mạnh và lâu năm trong ngành).

Do brand website của em còn mới, chưa đủ mạnh như đối thủ nên em cũng hạn chế duplicate content cho product.

Lúc này, action em thực hiện như sau:

  • Viết mới content bị duplicate trước đó của khách hàng. Vì số lượng content product khá nhiều, nên em đã nhờ đến sự hỗ trợ của AI để viết content product & tối ưu content theo prompt tối ưu entity, semantic, NLP, macro, micro,…

2. Tối ưu content & AM chi tiết cho bài viết blog dạng review đánh giá sản phẩm/So sánh sản phẩm

Trước khi viết nội dung, em sẽ nghiên cứu kỹ format outline của từng dạng bài là review và so sánh. Sau đó điều chỉnh kỹ AM cho từng bài tương ứng. (Phần này bạn có thể làm hoàn chỉnh trong lúc làm Topical Map).

Sau đó, bám sát vào outline & AM chi tiết để viết bài. Sau đó tối ưu content chuẩn macro, micro, NLP, entity, semantic,…

Sau đó em sẽ chia ra từng cụm để publish đồng loạt để tạo momentum. Kết quả sau khi publish đồng loạt cho cụm blog 1 - 31/1/2024 : [Hình 9]
Picture9

  • Top 3: 10%

  • Top 5: 13%

  • Top 10: 23%

3. Tối ưu content product & cate theo từng cụm:

Sau khi xong cụm blog. em tối ưu content theo từng cụm core section : Laptop X1 rồi đến Laptop X2: Ở cụm core section em sẽ tối ưu content thật kỹ.

Kết quả sau khi tối ưu cụm topic Laptop X1 & Laptop X2: [Hình 10]

** Giai đoạn 3 (2 tháng cuối)**

Lúc này các keyword target cho trang chủ chưa vào được top 10 và đang bị canibal với cate Laptop X1 và Laptop X2. Keyword thương hiệu chưa có nhiều volume.

Lúc này, em có bổ sung các Action làm rõ định dạng thương hiệu HHH của em (ví dụ):

  • Chạy traffic user về lấy tín hiệu về Brand trong 1 tháng.

  • Post bài lên các social chính thường xuyên và gắn #hashtag, ví dụ như #brand_A.

Lúc này các keyword laptop X1 của em bị canibal với sản phẩm (do lúc này website nhận diện các Product laptop X1 mạnh hơn Cate laptop X1).

Lúc này em có check lại trang chủ thì thấy product laptop X1 đang được để trên section đầu tiên của trang chủ. em có điều chỉnh lại thẻ heading của sản phẩm, gỡ cannibal giữa product với category, udit lại content của cate & product. Sau đó, thì đa số bộ key target vào cate Laptop A và Laptop B đã nhận diện được URL chính xác của nó và ranking tốt hơn.

** Kết quả sau 9 tháng (Đến 5/6/2024)**

  • Kết quả bộ keyword vào top 3-5-10: [Hình 11]; [Hình 12]


  • Điểm AS Semrush sau 9 tháng: 34 [Hình 13]
    Picture13

  • Nhóm từ khóa category “Laptop A1” và “Laptop B1” chiếm tỷ trọng nhiều nhất và đạt top 5 và 10.

  • Website đạt hơn 6000 lượt truy cập/tháng trong tháng 6/2024: [Hình 14]

  • Mang lại nhiều chuyển đổi cho khách hàng từ các kênh như Zalo, hotline, và messenger.

  • Kết quả chuyển đổi trong tháng 6/2024: Số lượng đơn hàng tăng trưởng 200 - 300% so với trước khi khách hàng làm SEO. [Hình 15]

Nhờ việc đầu tư chiến lược đúng đắn với nguồn lực hạn chế, team đã thành công đưa “thương hiệu mới” có “chỗ đứng” trong thị trường ngách nhưng cạnh tranh khá cao. Thành công mang về nhiều chuyển đổi & đổi ra tiền cho khách hàng.

** Kinh nghiệm em đúc kết được:**

  • Tối ưu hóa nền tảng kỹ thuật và content từ sớm: Audit và cải thiện kỹ thuật website, xử lý lỗi duplicate content, tối ưu tốc độ tải trang, cấu trúc URL,… giúp xây dựng nền tảng vững chắc để SEO phát triển.

  • Xây dựng Topical Authority và tối ưu cấu trúc nội dung: Việc xây dựng Topical Map rõ ràng và chi tiết cho cả sản phẩm lẫn nội dung blog sẽ giúp tạo ra một cấu trúc nội dung mạnh mẽ, giúp website có thứ hạng tốt trên Google và thúc đẩy sự liên kết nội dung giữa các bài viết.

  • Tối ưu Entity Onsite và Offsite: Tối ưu entity đồng bộ, từ nội dung website đến các trang social, Google Map,… không chỉ cải thiện thứ hạng mà còn giúp xây dựng uy tín thương hiệu trong mắt người dùng và công cụ tìm kiếm.

  • Linh hoạt trong xử lý và tối ưu nội dung theo từng giai đoạn: Xử lý nhanh các vấn đề như cannibalization (cạnh tranh từ khóa nội bộ), tối ưu content và đăng tải nội dung có kế hoạch giúp tạo đà tăng trưởng nhanh cho dự án.

  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX/UI): Việc tối ưu UX/UI cho website, đặc biệt trên nền tảng mobile, đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, từ đó gián tiếp nâng cao thứ hạng và doanh thu.

Thế là hết một chuyến “phiêu lưu SEO” đầy gian nan nhưng cũng lắm điều thú vị. Từ con số 0 tròn trĩnh, team đã cùng nhau “cày cuốc” lên đến hơn 1 tỷ đồng/tháng. Không tệ? Nhớ nha, làm SEO cũng như tán gái - phải kiên trì, chiến lược, và đôi khi… liều một tí. Hy vọng các anh/em học được gì đó từ case của em nhá.

P/s: Thành viên tham gia dự án:

  • SEO Lead Project: Võ Thị Thu Hiền.

  • SEO Manager: Trần Vũ Phong.

  • Content Dự án: Nguyễn Thị Thơm & Nguyễn Minh Phương.

  • Cố vấn chiến lược: Đỗ Anh Việt (Vincent Do).

#casestudyseo2024

5 Lượt thích