Chào các bạn, mình là Phúc và mình đã trở lại rồi đây… Lần này mình trở lại với bài chia sẻ về GA4 - Cách học GA4 như thế nào cho tốt từ quá trình mình trải qua môn khó nhằn này!
1. HIỂU RÕ GA4 LÀM ĐƯỢC GÌ VÀ CẦN HỌC GÌ TRONG GA4?
Ngày xưa, khi mới tiếp cận GA4… Mình cũng cảm thấy nó ngu lắm:
-
Ngày xưa: GA cũ thì đầy báo cáo? Chỉ cần bấm là có… Cần gì có náy.
-
Bây giờ: Bao nhiêu báo cáo GA cũ có mà GA4 chẳng thấy đâu? Thậm chí chỉ số tỷ lệ thoát" ở Google Analytics cũ ở đâu cũng thấy thì GA4 “chả thấy chỗ nào”?
Mình cũng chửi Google nhiều lắm, toàn cải lùi chứ không phải cải tiến. Nhưng hoá ra đấy là điều Google muốn:
- Google Analytics cũ chỉ là công cụ “thống kê", chứ không phải công cụ “phân tích mạnh" và GA4 Google muốn GA4 là công cụ “phân tích mạnh". Nó tốt hơn rất nhiều cho người làm Marketing.
=> Vậy nên google chỉ đưa 1 số báo cáo căn bản, người dùng hay sử dụng và đưa vào nhóm “Báo cáo"… Còn lại, tất cả các báo cáo khác thì người dùng đưa vào phần “khám phá".
Phần “khám phá" của GA4 là rất mạnh, mạnh vãi chưởng nếu ai biết dùng và biết dùng chuyên sâu…
Anh Google Support (Lâu quá nên minh quên tên rồi) cũng có trao đổi với mình rằng: Muốn biết về GA4 thì chỉ cần mất 3 tuần, muốn hiểu nó thì mất tối thiểu 3 tháng và muốn thành thục nó thì phải mất tối thiểu 3 năm. Nên các bạn cứ từ từ, học từ cái dễ mà ứng dụng nhiều trước… Cái khó thì học dần… Dục tốc bất đạt mà.
Vậy, Bạn cần học như thế nào là tốt. Với mình thì bạn có thể học theo 2 phần sau:
-
Đầu tiên bạn phải học về phần báo cáo: Do không tuỳ biến được nhiều nên bạn chỉ cần thành thạo 3 tính năng căn bản:
-
Tính năng so sánh: Giúp so sánh các “phân khúc" ở trong 1 báo cáo.
-
Tính năng tùy chỉnh báo cáo: Thêm bớt các chỉ số vào từng báo cáo chi tiết:
-
Tính năng thư viện: Giúp thêm bớt các báo cáo chỉ tiết ở trong 1 báo cáo tổng.
-
Ngoài ra bạn cũng cần thành thạo các tương tác trên 1 báo cáo như: Sắp xếp báo cáo, sử dụng bộ lọc .v.v.v để khai thác dữ liệu trên báo cáo đó hiệu quả nhất.
Tiếp theo, bạn nên về phần khám phá: Bạn cần phải học tối thiểu 3 công cụ chính:
-
Biểu mẫu tuỳ ý: Học xong thì báo cáo gì Google Analytics cũ cũng có thể tạo được trên GA4
-
Khám phá phễu: Để khám phá tỷ lệ rớt, tỷ lệ chuyển đổi của một phễu nào đó đã xác định trước.
-
Khám phá lộ trình: Cần biết để khám phá ra các lộ trình mà khách hàng mục tiêu thường đi… Ví dụ: Người dùng đi từ bài viết → Trang sản phẩm/dịch vụ thì thường đi qua đâu? Đi qua internalink hay đi qua menu?
Còn các báo cáo khác có thể nghiên cứu dần dần vì nó rất phức tạo và phải có dữ liệu đầu vào đúng mới xài tốt được…
2. THỰC HÀNH THẬT NHIỀU BẰNG CÁC CÂU HỎI THẬT CHI TIẾT.
Hầu hết mọi người khi học về GA4 thường chỉ tiếp xúc với một số video giới thiệu tính năng và sau đó thử nghiệm một vài tính năng trên GA4 trong vài giờ. Kết quả là họ thường kết luận rằng “GA4 không hữu ích”.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của mình, để thực sự hiệu quả, bạn nên tập trung phân tích một vấn đề một cách sâu sắc. Hãy chọn một vấn đề cụ thể và nghiên cứu sâu về nó.
Mình sẽ lấy ví dụ các bạn dễ hiểu nhé…
Ví dụ, giả sử bạn đang quản lý một trang web thương mại điện tử theo trình tự:
Xem giỏ hàng => Bấm nút bắt đầu thanh toán => Đăng nhập => Tạo tài khoản (Nếu không có tài khoản) => Trang thanh toán
và bạn muốn biết có bao nhiêu người sẽ tạo tài khoản sau khi nhấn vào nút thanh toán, đặc biệt là với những người chưa có tài khoản trước đó và cần phải đăng nhập. Điều này là một vấn đề cụ thể và quan trọng mà bạn có thể tập trung phân tích sâu sắc trên GA4.
Sau đây là thứ tự mình làm và công cụ mình đã sử dụng:
-
Bước 1: Mình dùng báo cáo “khám phá phễu" để xem có bao nhiêu người trải qua “bước đăng nhập". (Ảnh 1)
-
Bước 2: Dùng tính năng “hành động tiếp theo" để xem sau khi đến trang “đăng nhập” thì người dùng sẽ làm gì? (Ảnh 2)
-
Bước 3: Dùng báo cáo khám phá lộ trình để đào sâu hơn:
-
(1) Xem có bao nhiêu người sẽ quay lại giỏ hàng sẽ làm gì tiếp theo? Tỷ lệ là bao nhiêu %? (Ảnh 3)
-
(2) Tương tự, với những người không quay về giỏ hàng mà đến trang đăng ký thì có đăng ký không? (Ảnh 4)
- Bước 4: Từ đó có đề xuất phù hợp: Có 25% người dùng đến trang “đăng nhập” thì 15% lại về giỏ hàng và bắt đầu lại. 4% người đến được trang đăng ký thì chỉ có 1% đăng ký => Nếu bỏ trang đăng ký thì sẽ tăng khả năng đơn hàng thành công lên 25%.
Sau khi mình thực hiện vài bản phân tích chi tiết như vậy, mình đã thấy rõ sự cải thiện đáng kể trong khả năng sử dụng GA4.
Vì vậy, các bạn nên chỉ dành một tuần để xem video và học kiến thức là đủ. Thời gian còn lại, THỰC HÀNH thật nhiều và thật sâu. Chỉ cần bạn thực hành 3 lần (Viết ra file doc hoặc trình bày cho người khác nhé) thì bạn không chỉ hiểu về cách hoạt động của GA4 mà còn biết cách áp dụng nó vào công việc thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ và chúc các bạn thành thạo về GA4 nhé!
Author: Nguyễn Văn Phúc - Nghiện SEO