Nghiên cứu từ khoá là một trong những công việc quan trọng trong SEO. Nếu bạn lựa chọn những từ khoá có độ khó cao, bạn sẽ tốn nhiều tài nguyên để có thể xếp hạng hoặc thậm trí không thể xếp hạng ở những vị trí đầu tiên. Ngược lại, chọn những từ khoá quá dễ với volume thấp, bạn sẽ không có traffic mặc dù xếp hạng ở những vị trí đầu.
Những công cụ nghiên cứu từ khoá không bao giờ chính xác, chúng có thể gợi ý những từ khoá với khối lượng tìm kiếm và độ khó khác hoàn toàn so với thực tế. Vì vậy nếu lựa chọn tin tưởng chúng, bạn sẽ bỏ qua những từ khoá tiềm năng có thể mang lại cho bạn hàng ngàn traffic. Cũng vậy, bạn mắc kẹt và tốn tiền cho những từ khoá không mang lại traffic và chuyển đổi.
Dưới đây là 5 cách bạn có thể tìm kiếm các từ khoá tiềm năng cho blog của mình.
5 CÁCH TÌM KIẾM CÁC TỪ KHOÁ DỄ XẾP HẠNG CHO WEBSITE CỦA BẠN
TÌM KIẾM TỪ KHOÁ TỪ CÁC DIỄN ĐÀN
1. Ý tưởng: Thay vì lấy từ khoá từ các đối thủ cạnh tranh, bạn muốn nhắm mục tiêu các từ khoá mà các diễn đàn đang xếp hạng
Các diễn đàn được cấu trúc như chủ đề. Bất kì ai cũng có thể gửi phản hồi/ý kiến về 1 chủ đề cụ thể dù đúng hay sai.
Các bài viết không được tối ưu hoá nội dung chuẩn SEO (thường là như vậy). Nó chỉ là các câu hỏi và trả lời của người dùng.
Do đó, các diễn đàn sẽ chỉ xếp hạng cho những từ khoá không có nội dung/ tài nguyên nào khác để Google xếp hạng.
Mục tiêu của bạn là tìm kiếm các từ khoá mà các diễn đàn được xếp hạng càng cao càng tốt và có càng nhiều diễn đàn được xếp hạng càng tốt.
Chỉ cần bạn viết nội dung tốt hơn cho những từ khoá này → Xếp hạng gần như được đảm bảo.
2. Cách làm
Bước 1: Tìm 1 diễn đàn có traffic đến từ tìm kiếm tự nhiên. Nó có thể là một diễn đàn chung (bao gồm nhiều chủ đề) hoặc một diễn đàn dành riêng cho một thị trường ngách. Hai diễn đàn chung phổ biến là Reddit và Quora, bạn có thể tìm thấy mọi chủ đề trên 2 diễn đàn này.
Bước 2: Tìm kiếm các diễn đàn dành riêng cho thị trường ngách bằng cách tìm kiếm trên Google, ví dụ như: “các diễn đàn ẩm thực hàng đầu”, “các diễn đàn du lịch nổi tiếng”, “forum sáo trúc”,…
Bước 3: Từ kết quả tìm kiếm, lấy danh sách càng nhiều diễn đàn càng tốt (10+), loại bỏ các diễn đàn có ít hoặc không có lưu lượng truy cập từ tìm kiếm tự nhiên. Giữ lại các diễn đàn có traffic từ tìm kiếm tự nhiên.
Bước 4: Đưa các diễn đàn vào Semrush để phân tích, chọn danh sách từ khoá xếp hạng, bộ lọc: vị trí 1-5, volume > 100, KD < 20, lọc theo từ khoá: nhập từ khoá chủ đề (ví dụ “sáo trúc”).
Bước 5: Nếu có ít từ khoá, bạn có thể tăng KD từ 0-20 thành 21-30, vị trí 1-5 thành 6-10 để danh sách cho nhiều từ khóa hơn, thay đổi các từ khoá chủ đề sẽ cho bạn nhiều danh sách từ khoá khác nhau.
TÌM KIẾM TỪ KHOÁ TỪ CÁC WEBSITE THEO PHONG CÁCH PAA/FAQ
1. Ý tưởng: Lấy danh sách từ khoá từ các website chỉ liệt kê/thu thập"Mọi người cũng hỏi" hoặc “Câu hỏi thường gặp” và câu trả lời cho mỗi bài đăng
Các website này trông giống spam. Nội dung của chúng tạo ra ít hoặc không có giá trị và có chất lượng thấp. Do đó rất có thể bạn xếp hạng cao hơn họ với nội dung tốt hơn.
Các website kiểu này hầu như luôn mất phần lớn hoặc toàn bộ thứ hạng (và lưu lượng truy cập) sau 1 hoặc nhiều bản cập nhật thuật toán của Google. Vì thế nếu bạn không xếp hạng cao hơn họ (vì họ có hồ sơ backlink tốt hơn hoặc nội dung theo cụm chủ đề), thì cuối cùng bạn sẽ giành lấy vị trí của họ.
2. Cách làm
Nếu bạn tìm thấy những website kiểu này, hãy lưu chúng lại và đưa vào Semrush để phân tích.
Nếu website vẫn còn traffic, Khánh sẽ lọc theo vị trí và chỉ lấy những nội dung được xếp hạng tốt nhất của họ. Nếu website đó đã mất lưu lượng truy cập, Khánh sẽ sử dụng các bộ lọc khác như Độ khó của từ khoá (KD), khối lượng tìm kiếm (volume), và từ khoá chủ đề.
TÌM KIẾM TỪ KHOÁ TỪ CÁC WEBSITE CÓ THẨM QUYỀN THẤP
1. Ý tưởng: Việc xếp hạng cao hơn các website có thẩm quyền thấp sẽ dễ dàng hơn
Cài đặt Extension Keywords Everywhere để hiển thị DA (điểm thẩm quyền của các website trên kết quả tìm kiếm của Google).
Tìm kiếm các website có DA < 20 với lưu lượng truy cập từ kiếm tự nhiên tốt.
Nhập một vài từ khoá mà bạn có trước đó để tìm kiếm các website này. Ví dụ bạn tìm thấy 100 từ khóa từ một diễn đàn, lần lượt tìm kiếm từ khóa trên Google và lướt nhanh qua các trang đang xếp hạng.
Việc tìm các website có thẩm quyền thấp sẽ dễ dàng hơn khi bạn tìm kiếm các KW có mức độ cạnh tranh thấp trên Google.
2. Cách làm
Đưa website vào Semrush để phân tích, sử dụng bộ lọc: vị trí 1-10, volume > 80, KD < 20.
TÌM KIẾM TỪ KHOÁ TỪ CÁC WEBSITE CÓ THẨM QUYỀN CAO
1. Ý tưởng: Các website có thẩm quyền cao có xu hướng xếp hạng cho rất nhiều từ khóa mà chúng thậm chí không nhắm mục tiêu, vì thế nội dung của chúng thường không đáp ứng mục đích tìm kiếm và không hữu ích cho người dùng khi tìm kiếm từ khoá đó
Nếu Google xếp hạng chúng cho các từ khóa đó, thường là do không có lựa chọn thay thế nào tốt hơn.
Trong trường hợp này, họ không nhất thiết phải xếp hạng trong 10 kết quả hàng đầu. Trên thực tế, bạn sẽ thường thấy chúng xếp hạng trên trang 3+ cho những từ khóa này.
Bạn chỉ cần Tìm những “từ khóa” không nhắm mục tiêu của các webiste đó nhưng được xếp hạng, viết một nội dung hữu ích và xếp hạng cho những từ khóa đó!
3 điều kiện DUY NHẤT khiến mình tìm kiếm một từ khóa đã được xếp hạng bởi các website có thẩm quyền cao hoặc trung bình và vẫn xếp hạng cao hơn chúng!
-
Nội dung không hữu ích (không cung cấp câu trả lời hoặc giải pháp đúng)
-
Không có từ khóa nào trong tiêu đề/mục đích tìm kiếm không đáp ứng
-
Nội dung đã cũ (kiểm tra ngày xuất bản)
Trong những trường hợp như vậy, làm thế nào để bạn đánh bại họ?
-
Viết một nội dung hữu ích giải quyết vấn đề
-
Viết Tiêu đề và mô tả thu hút để có CTR cao hơn
-
Sử dụng từ khóa ngữ nghĩa bổ sung cho nội dung
-
Chờ đợi
Theo thời gian, người dùng sẽ tiếp tục rời khỏi các trang xếp hạng hàng đầu này và đến website của bạn. Nếu điều này tiếp tục trong một khoảng thời gian đáng kể, Google cuối cùng sẽ đưa nội dung của bạn lên trên nội dung của họ trên SERPs.
2. Cách làm
Sử dụng Semrush với bộ lọc KD < 15, từ khoá “làm thế nào để” (ví dụ)
Với mỗi một từ khoá và bộ lọc, các webiste có thẩm quyền khác nhau bạn sẽ có rất nhiều danh sách từ khoá.
Nếu bạn muốn nhắm các từ khoá theo chủ đề có thể chọn bộ lọc là các từ khoá chủ đề hoặc một website thẩm quyền theo chủ đề đó hoặc cả hai.
TÌM KIẾM TỪ KHOÁ TỪ GOOGLE AUTOCOMPLETE
1. Ý tưởng: Bạn chỉ cần 1 ý tưởng khởi đầu sau đó nhập vào Google Tìm kiếm, Google sẽ gợi ý các từ khoá. Nếu Google gợi ý nó trong khi gõ, đó là vì ai đó đã tìm kiếm nó trong quá khứ.
2. Cách làm
Truy cập google. com và nhập một cụm từ không đầy đủ như “avatar”
Bạn có thể thêm “*” để cho Google biết vị trí thêm các từ gợi ý để hoàn thành (thêm cuối, giữa hoặc đầu.
Thêm từng chữ cái trong bảng chữ cái từ A-Z! Ví dụ như “avatar a”, “avatar b”, “avatar c”,…bạn sẽ nhận được các gợi ý từ Google, lấy tất cả chúng về và xem xét volume của chúng.
Sau bạn đã có kết quả, ví dụ như “avatar c” → “avatar cute”. Tiếp tục lặp lại những thao tác trên để tìm kiếm những từ khoá dài hơn như “avatar cute a”, “avatar cute b”, “avatar cute c”,…
P/s: Các phương pháp trên giúp bạn tìm ra các từ khoá dễ để xếp hạng, tuy vậy không phải tất cả các từ khoá được tìm ra bởi 5 phương pháp trên đều đáng để theo đuổi:
Một số từ khoá có khối lượng tìm kiếm sai hoàn toàn so với các công cụ nghiên cứu từ khoá hiển thị. Một số từ khoá có volume thấp (theo công cụ nghiên cứu từ khoá) nhưng mang lại một lượng traffic khổng lồ.
Trên thực tế, một số từ khóa có độ khó cao mặc dù các công cụ hiển thị KD thấp! Một số từ khoá có tiềm năng kiếm tiền rất thấp (ngay cả khi có quảng cáo!)
Mục tiêu của mình là các từ khoá:
-
Dễ xếp hạng
-
Có lượng tìm kiếm khá tốt đến cao
-
Có tiềm năng thu nhập khá đến cao
Vì thế sau khi có được danh sách tất cả các từ khoá từ những phương pháp trên, bạn cần qua 1 bước nữa để có thể tìm ra các từ khoá TỐT NHẤT cho mình.
CHỌN CÁC TỪ KHÓA TỐT NHẤT TỪ DANH SÁCH CÁC TỪ KHÓA ĐƯỢC TÌM RA BỞI 5 PHƯƠNG PHÁP TRÊN
XÁC NHẬN ĐỘ KHÓ CỦA TỪ KHOÁ
Ý tưởng
Mặc dù các công cụ nghiên cứu từ khóa hiển thị các giá trị KD cho mọi từ khóa nhưng chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Trong một số trường hợp, các từ khóa dễ xếp hạng được gắn thẻ “độ khó cao”, điều này có thể khiến bạn bỏ qua một mỏ vàng tiềm năng.
Tương tự như vậy, một từ khóa khó xếp hạng có thể được gắn thẻ “độ khó thấp” khiến bạn viết nội dung xung quanh từ khóa đó nhưng tốn hàng tháng trời mà không thể xếp hạng ở trang 1.
Mình đã từng phạm cả 2 sai lầm trước đây, nhưng bây giờ mình chỉ thích viết nội dung về các từ khóa mà ít nhất tự tin rằng mình có thể xếp hạng (ngay cả khi không có một backlink nào!)
Cách làm
Cài đặt Extension Keywords Everywhere để hiển thị DA và PA của các website.
Mở chế độ ẩn danh, vào cài đặt của Google để chỉnh kết quả tìm kiếm theo vị trí địa lý cụ thể mà bạn muốn hướng tới.
Nhập từ khoá vào Google Tìm kiếm và xem danh sách các website xuất hiện trong top 10. Những gì bạn mong muốn nhìn thấy trên kết quả tìm kiếm với nhừng từ khoá này:
-
Diễn đàn
-
Blog có DA/PA thấp
-
Các trang có nội dung kém, không hữu ích hoặc chất lượng thấp
-
Các trang không có từ khóa trong tiêu đề
Câu hỏi đặt ra trong đầu: Bạn có thể dễ dàng vượt qua ai trong số những website này? Nếu bạn thực sự nghĩ rằng mình có thể lọt vào top 5 kết quả một cách dễ dàng hãy chuyển sang bước tiếp theo.
Với các từ khoá có độ khó thấp này, bạn có thể chiếm vị trí số 1 trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất bản nội dung. Tối ưu nội dung và tiêu đề để tăng CTR.
XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG TÌM KIẾM CỦA TỪ KHOÁ
1. Tại sao các công cụ nghiên cứu từ khoá đưa ra kết quả sai?
Một số từ khoá có khối lượng tìm kiếm sai hoàn toàn so với các công cụ nghiên cứu từ khoá hiển thị. Khánh đã xếp hạng top 1 cho 1 từ khoá với volume 1000 tìm kiếm/tháng mà không nhận được bất kì traffic nào.
Một số từ khoá có volume thấp (theo công cụ nghiên cứu từ khoá) nhưng mang lại một lượng traffic khổng lồ. Mình đã xếp vị trí số 1 cho nhiều từ khóa với 90-150 SV hàng tháng nhưng mang lại hơn 4.000 traffic tự nhiên mỗi tháng!
Các công cụ nghiên cứu từ khoá cung cấp một phạm vi chung và mặc dù chúng thường khá ổn, nhưng đôi khi chúng có thể bị lệch.
Một trong những lý do khiến các công cụ đôi khi hiểu sai là từ khóa không còn được tìm kiếm nữa. Mình không muốn gọi đó là tính thời vụ, bởi vì tính thời vụ, lưu lượng truy cập sẽ tăng trở lại vào một thời điểm nào đó và lại giảm xuống theo chu kỳ.
2. Sử dụng công cụ lập kế hoạch Google Ads: Keyword Planner để kiểm tra phạm vi khối lượng tìm kiếm
Nếu công cụ nghiên cứu từ khoá cho biết một Keyword có volume là 300, thì phạm vi mà bạn muốn thấy trên Google Keyword Planner phải trong khoảng 100-1000. Nếu là 1.500, nó sẽ tương ứng trong khoảng 1000 - 10k trên Google Keywordplanner
Bất cứ điều gì ngoài phạm vi, bạn nên cảm thấy nghi ngờ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra thêm. Ý tưởng là có càng nhiều nguồn dữ liệu càng tốt và đưa ra quyết định sáng suốt từ đó.
3. Tín hiệu từ các diễn đàn, Youtube
Bằng cách kiểm tra số lượng và thời gian cập nhật của các bình luận về chủ đề đó trên các diễn đàn, bạn có thể biết được liệu một từ khóa có còn được tìm kiếm hay không.
Điều này có thể giúp bạn tránh những từ khóa mà mọi người không còn tìm kiếm nữa ngay cả khi công cụ nghiên cứu từ khóa của bạn cho biết điều ngược lại.
Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm một từ khóa có hơn 500 lượt tìm kiếm và Reddit xếp hạng cho từ khóa đó, hãy nhấp vào từ khóa đó và xem nhanh số lượng và bình luận gần đây trong cuộc thảo luận. Nếu cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra (các bình luận gần đây tính theo ngày, tuần hoặc tháng), thì bạn biết là có khối lượng tìm kiếm.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chính xác nếu diễn đàn được xếp hạng thực sự cao (giả sử top 5) cho từ khóa. Mặt khác, nếu bạn nhấp vào một kết quả Reddit nằm ở vị trí thứ 10, trang thứ 2 và không có nhiều tương tác, thì đó không phải là yếu tố quyết định.
Số lượt xem & Thời gian gần đây của nhận xét về video trên YouTube: số lượt xem trên một video YouTube về chủ đề mà bạn đang cố gắng viết một bài đăng trên blog là một yếu tố mà mình xem xét. Cũng giống như việc sử dụng các diễn đàn, bạn chỉ muốn sử dụng các video được xếp hạng cao.
Bạn muốn xem số lượt xem của một video trên YouTube và so sánh nó với ngày nó được tải lên cũng như khối lượng mà công cụ nghiên cứu từ khóa đang hiển thị cho bạn. Lượt xem quá thấp so với ngày tải lên và với lượng tìm kiếm được hiển thị? Có lẽ nó không được xếp hạng cao khi nó được xuất bản lần đầu?
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét số lượng và mức độ gần đây của các nhận xét trên video YouTube. Hãy tự hỏi bản thân xem video có hữu ích đến mức người dùng phải nhận xét hay không? Nếu nó không hữu ích thì số lượng nhận xét thấp có thể chỉ phản ánh giá trị được cung cấp chứ không phải là không có lượt xem.
Tóm tắt: những gì bạn cần để ý khi tìm kiếm video trên Youtube liên quan đến từ khoá: số lượt xem tốt, số lượng bình luận tốt (cũ và đặc biệt là gần đây). Một lần nữa, “tốt” sẽ mang tính tương đối tùy thuộc vào lượng tìm kiếm của từ khóa.
4. Tín hiệu từ tính năng tự động điền của Google
Đây là một công cụ nhanh khác mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem một từ khóa có đang được tìm kiếm hay không.
Các đề xuất thường được sắp xếp theo thứ tự lượng tìm kiếm của chúng (nghĩa là những đề xuất được tìm kiếm nhiều nhất sẽ được đề xuất trước)
Ý tưởng là: Nhập một số phần từ khóa của bạn vào Google tìm kiếm và xem liệu Google có tự động hoàn thành từ khóa đó cho bạn không.
Nếu không, hãy nghi ngờ và nhập từ khóa lên đến chữ cái đầu tiên trong từ cuối cùng. Ví dụ: giả sử từ khóa mục tiêu của bạn là “avatar cute dành cho nam”, đi xa hơn là “avatar cute dành cho n” hoặc chỉ dừng lại ở “avatar cute dành cho”.
Nếu Google không đưa từ khóa của bạn vào danh sách được đề xuất, thì có thể từ khóa đó hoàn toàn không được tìm kiếm hoặc có lượng tìm kiếm rất thấp.
Bạn phải gõ càng nhiều chữ cái trước khi Google gợi ý từ khóa của bạn nếu lượng tìm kiếm từ khóa của bạn (nếu có) càng thấp.
XÁC NHẬN KHẢ NĂNG KIẾM TIỀN VÀ AI
Ý tưởng: Bạn cần phải đặt những câu hỏi này để xác định từ khoá có khả năng kiếm tiền tốt hay không và liệu nó có được trả lời bằng AI dễ dàng hay không?
Nó sẽ là một nội dung ngắn hay dài? Nếu đó là một nội dung tương đối ngắn, thì mình không thích lắm (hiệu quả ít hơn với quảng cáo)
Đây có phải là thứ mà AI có thể nhanh chóng trả lời không? Mình thích theo đuổi những từ khóa mà AI không thể trả lời được vì đó là kỹ thuật, đòi hỏi một số loại chuyên môn, yêu cầu một số ý kiến cá nhân hoặc bất kỳ lý do nào khác.
Ví dụ: một nội dung giải thích cách thực hiện sửa lỗi kỹ thuật có thể là ô tô hoặc máy tính sẽ ít có khả năng (Khánh sẽ tránh là không thể) được AI trả lời hơn nhiều so với nội dung trả lời một câu hỏi đơn giản về một người nổi tiếng hoặc một sự kiện. Vì vậy, nếu nội dung “quá dễ viết”, thì bây giờ mình có xu hướng tránh xa nó một chút.
Author: Ngô Phùng Khánh - Group Nghiện SEO