Dạo quanh Facebook thấy bài này của bạn Minh Tiến (facebook) tương đối thú vị nên chia sẻ lại cho anh em đọc, ad xem bài có đúng mục không nha
Không biết có ai giống như mình, trước giờ toàn nối internal link theo cảm tính, thấy chỗ nào hợp hợp là cứ nối vào hoặc thường hay để ở cuối mỗi đoạn tiêu đề.
Tuy nhiên gần đây mình có học qua khóa học Koray thì thấy có chỉ cách nối internal sao cho chuẩn chỉnh và có logic hơn. Mình thấy cách làm này cũng khá hay nên muốn chia sẻ đến ae tham khảo.
Note: Ảnh bên dưới những mũi tên đó là những kw mình sẽ nối với nhau trong bài.
Cách sắp xếp các internal link
-
Ưu tiên đặt internal link ở nội dung H2 hơn so với H3: Vì H2 định hướng nội dung chính, thu hút sự chú ý của người đọc và cải thiện SEO một cách hiệu quả hơn. Trong khi đó, H3 và các tiêu đề cấp thấp hơn chỉ hỗ trợ cho nội dung được trình bày ở H2.
-
Những internal link ở các vị trí đầu tiên là những link quan trọng nhất. Bạn nên chọn liên kết tới các bài viết có mối liên hệ mật thiết với nội dung chính mà bạn muốn đẩy mạnh trên Google.
-
Ví dụ 1: H2: “Lựa chọn trường và ngành học tại Úc” → liên quan đến “Các trường đại học hàng đầu tại Úc”.
-
Ví dụ 2: H2: “Cuộc sống sinh viên tại Úc” liên quan đến “Kinh nghiệm sống và làm việc của sinh viên tại Úc”.
Vị trí của các internal link
-
Trong phần đầu và giữa bài viết (nơi có nội dung trọng tâm và chất lượng nhất), các internal link cần được phân bổ một cách hợp lý. Bạn chỉ nên chèn tối đa một internal link và nên cách nhau ít nhất một tiêu đề H2, để đảm bảo mỗi phần nội dung không làm gián đoạn trải nghiệm người đọc.
-
Ở phần cuối bài viết: Việc sử dụng internal link có thể linh hoạt hơn và không nhất thiết phải giữ khoảng cách lớn như ở các phần trước. Liên kết ở cuối bài thường ít quan trọng hơn và có thể được sử dụng để hướng người đọc tới các nội dung khác, có thể không liên quan đến bài viết chính.
Nối internal link ở phần Micro và Macro trong Semantic
-
Đối với Macro Context: Phần này chiếm 70%-75% nội dung chính của bài viết. Liên kết trong macro thường là các trang có từ khóa quan trọng và phải liên quan đến nội dung chính của bài viết.
-
Đối với Micro Context: Không nói lại nội dung đã chia sẻ ở Macro. Các internal link của phần này sẽ không liên quan lắm tới nội dung chính của toàn bài. Vd: Bài viết chính đang nói về “Các quốc gia an toàn thế giới”, thì liên kết ở micro sẽ là “Những quốc gia nguy hiểm”
Nối internal link ở phần core section và outer section trong Semantic
Đối với Core Section
Các bài viết trong core section thường chứa nội dung liên quan trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh chính của website (landing page, trang bán hàng,…) Internal link cho các nội dung này cần được kết nối qua lại một cách chiến lược, nhằm tạo ra một mạng lưới website vững chắc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nối qua outer section (nếu nội dung có liên quan tới nhau) giúp mở rộng ngữ cảnh và cung cấp thêm thông tin chi tiết cho người đọc.
Đối với Outer Section
Những bài viết này thường chứa nội dung bổ trợ cho chủ đề chính của phần core (vd web của bạn bán khóa học Marketing thì outer sẽ là những bài viết liên quan đến ngành Marketing như mô hình SWOT, tư duy ngành marketing,…).
Cũng giống như phần Core, các internal link của Outer cần được nối qua lại, nhưng vẫn phải đảm bảo tính hợp lý để tránh làm loãng ngữ cảnh. Ngoài ra, bài viết Outer cũng có thể nối qua phần Core nhằm củng cố sự liên kết ngữ nghĩa và truyền tải sức mạnh SEO từ nội dung bổ trợ đến các trang chính của website.
Lưu ý khác
Các heading có internal link liên kết đến bài khác thì nên sử dụng từ đồng nghĩa hoặc các cụm từ liên quan một cách hợp lý.
Ví dụ: Tiêu đề H2: “Đức thuộc châu lục nào?” => Link dẫn đến một bài viết “Khám phá các quốc gia ở châu Âu”. Trong đó nói rõ về Đức và các nước khác trong châu Âu.
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với ae trong ngành. Ngoài ra chủ đề này mình cũng đang trong quá trình tìm hiểu và đang test nên ae nào có ý khác hay chỗ nào sai thì góp ý giúp mình nhé!!!
Facebook Minh Tiến