Hướng dẫn làm Topical Map Borders: Thứ Cần Thiết Trước Khi Lên Một Plan SEO Dài Hạn!
NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT QUÁ DÀI CÁC CÓ THỂ XEM Ở HÌNH ẢNH MINDMAP MÌNH ĐÃ TÓM TẮT Ở DƯỚI NHÉ !
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Topical Borders (Giới hạn nội dung của một chủ Đề) là khái niệm đề cập đến việc xác định rõ ràng các giới hạn nội dung của một bài viết hay một topic (có thể áp dụng với Topic Cluster). Điều này giúp cho website giữ cho nội dung không bị lạc hướng so với mục tiêu ban đầu và đảm bảo rằng mọi thông tin cung cấp là có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau.
CÁI GỌI LÀ "GIỚI HẠN NỘI DUNG" LÀ GÌ?
Nghĩa là anh em cần biết mình định nói về cái gì và chỉ nói về cái đó thôi. Khi viết, mình phải biết mình đang giới hạn chủ đề lại để không đi lạc vào những chuyện không đâu.
Tại sao phải làm vậy?
-
Cho người đọc dễ hiểu: Khi xác định rõ ràng chủ đề, người đọc sẽ biết đang muốn nói gì và theo dõi dễ dàng hơn.
2.Tránh mất tập trung:* Mình phải giữ cho câu chuyện không đi quá xa, lạc hướng. Như vậy, nội dung sẽ sâu và chắc hơn.
3.Dễ tìm thấy trên mạng:* Nếu mình viết đúng chủ đề, người ta tìm kiếm trên Google sẽ dễ thấy bài viết của mình hơn. -
Ví dụ cụ thể:
Bài viết : Hãy nghĩ website đang viết về “Cách dạy con học màu sắc ở Việt Nam”.
Giới Hạn Nội Dung: Bắt đầu quyết định nói về phương pháp nào (ví dụ dùng trò chơi, dạy qua bài hát) và chỉ nói về cách dạy màu sắc cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
Giữ cho phù hợp: Tất nhiên sẽ không nói về cách dạy con học toán hay đọc sách vì nó không liên quan. Và nếu muốn so sánh với phương pháp ở nước khác, cũng chỉ nêu ra khi nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách dạy màu sắc cho trẻ ở Việt Nam.
Liên kết: Trong bài, có thể kèm theo link đến các trang nói về tầm quan trọng của việc học màu sắc cho trẻ, nhưng không chèn link đến chủ đề xa lạ như cách làm bánh hay cách trang trí nhà cửa.
CHỌN LỌC VÀ SÂU SẮC TRONG NỘI DUNG
Làm sao để nội dung “đi thẳng vào vấn đề”?
Anh em viết phải trúng, phải đúng, phải nói vào cái quan trọng nhất. Đừng vòng vo tam quốc, hãy đi thẳng vào vấn đề mà mình phải biết là nó quan trọng với người đọc và liên quan mật thiết đến chủ đề đã chọn.
Tại sao phải là “chuyên nghiệp và có uy tín”?
Khi anh em đã biết rõ mình đang nói về cái gì, và nói nó một cách chuyên nghiệp, người đọc sẽ tin tưởng hơn. Đây không chỉ là việc hiểu biết sâu về chủ đề, mà còn là cách trình bày nó một cách có tổ chức, rõ ràng, dễ hiểu. Điều này giúp bài viết của không chỉ đáng tin cậy mà còn dễ lên top trong kết quả tìm kiếm nữa đấy.
Ví dụ trong việc áp dụng:
-
Giải quyết vấn đề cụ thể: Nếu đang viết về “Cách phòng tránh muỗi trong mùa mưa ở Việt Nam”, cần trực tiếp nêu ra các biện pháp hiệu quả, không lan man nói về côn trùng nói chung.
-
Chứng minh chuyên môn: Bằng cung cấp dữ liệu, nghiên cứu, hoặc chia sẻ kinh nghiệm thực tế để chứng minh rằng biết mình đang nói gì và nói nó có cơ sở.
-
Xây dựng uy tín: Sử dụng ngôn từ chắc chắn, tránh sử dụng ngôn từ mơ hồ hoặc không chắc chắn. Khi tự tin về nội dung đã viết, người đọc cũng sẽ cảm nhận được điều đó.
Hướng dẫn triển khai từng bước:
BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH CHO NỘI DUNG
XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ PHỤ
-
**Chi Tiết Hướng Dẫn:**Liệt kê các chủ đề phụ như “Lựa chọn cây cảnh phù hợp với không gian sống”, “Các bước chăm sóc cây cảnh cơ bản”, và “Giải quyết sâu bệnh cho cây trong nhà”.
-
**Ví Dụ:**Chủ đề chính: “Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh trong nhà”
Chủ đề phụ: “Cây cảnh dễ chăm sóc cho người mới bắt đầu”, “Tưới nước và dinh dưỡng cho cây”, “Tạo môi trường tốt nhất cho cây cảnh trong nhà”.
BƯỚC 2: NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA VÀ CHỦ ĐỀ
TÌM TỪ KHÓA CHÍNH
- **Chi Tiết Hướng Dẫn:**Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm kiếm các từ khóa liên quan như “chăm sóc cây cảnh”, “cây cảnh dễ sống”, “phương pháp tưới cây”.
CHỌN LỰA TỪ VÀ CỤM TỪ LIÊN QUAN
- **Chi Tiết Hướng Dẫn:**Từ “chăm sóc cây cảnh” có thể mở rộng ra các từ liên quan như “phân bón cho cây cảnh”, “cắt tỉa cây cảnh”, “phòng trừ sâu bệnh cho cây”.
BƯỚC 3: SẢN XUẤT NỘI DUNG
DUY TRÌ MẠCH LẠC CHỦ ĐỀ
- **Chi Tiết Hướng Dẫn:**Phát triển từng phần của bài viết dựa trên chủ đề phụ đã chọn, đảm bảo rằng từ đầu đến cuối bài viết, người đọc có thể theo dõi được cách chăm sóc cây cảnh một cách hệ thống và đầy đủ.
ĐỊNH HÌNH HƯỚNG ĐI CHO BÀI VIẾT
- **Chi Tiết Hướng Dẫn:**Mỗi bài viết sẽ tập trung vào một chủ đề phụ, với mục tiêu cuối cùng là trang bị cho độc giả kiến thức toàn diện về cách chăm sóc cây cảnh trong nhà.
BƯỚC 4: XÂY DỰNG LIÊN KẾT NỘI BỘ
KẾT NỐI CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- **Chi Tiết Hướng Dẫn:**Tạo liên kết giữa các bài viết để người đọc có thể dễ dàng chuyển từ “Lựa chọn cây cảnh” sang “Cách tưới nước” hoặc “Phòng trừ sâu bệnh”.
CHÚC MỌI NGƯỜI TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG!
Author: Nhật Tấn - Nghiện SEO