Kết hợp các Tool hiệu quả như thế nào cho viết bài?

Trong những năm gần đây, các công cụ hỗ trợ viết bài như Grammarly, Hemingway…dường như đã trở thành một phần không thể thiếu đặc biệt là đối với mảng content writing.

Tuy nhiên, không phải writer nào cũng biết chính xác cách kết hợp nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ này để sáng tạo được nội dung hay, hấp dẫn một cách nhanh chóng và đạt được rank cao trên kết quả tìm kiếm của Google.

Câu hỏi được đặt ra là:

Một bài viết chỉ đơn thuần hay thôi thì có được không?

Liệu việc phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ này có thực sự nâng cao hiệu suất của bài viết ?

Đâu là điểm cân bằng hoàn hảo cho sự kết hợp này?

Bây giờ, chúng ta hãy cùng bắt đầu bằng cách hiểu thế nào là một bài viết được tối ưu hoá.

Về bản chất, một bài viết muốn hay và tối ưu hoá đầu tiên phải kể đến đến nội dung. Một nội dung chất lượng phải phục vụ được nhu cầu của người đọc, mang lại được những giá trị về mặt thông tin và tri thức mà họ đang tìm kiếm. Trước đây, rất nhiều người cho rằng thành công của một doanh nghiệp đơn thuần nằm ở việc cung cấp nội dung hay và chất lượng. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, điều đó là chưa đủ. Một bài viết muốn đạt hiệu quả cần phải được tối ưu hoá về cả mặt như nội dung (ngữ pháp, format), văn phong, độ dễ đọc và SEO.

Vậy tại sao 3 chữ “tối ưu hoá” lại quan trọng đến vậy?

Hãy tưởng tượng bạn đang rất tâm đắc khi vừa hoàn thiện xong một bài blog vô cùng hay nhằm giới thiệu về sản phẩm cốt lõi của công ty mình. Mục tiêu của bạn là thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý của nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt. Vài tháng trôi qua, bạn check và phát hiện ra rằng bài post đấy không đạt được traffic như bạn mong đợi, rất ít người xem và đọc bài viết của bạn.

Sự thật là một bài viết khi không được tối ưu hoá, khách hàng sẽ khó có thể tìm thấy bài viết đó trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Internet Explorer. Kể cả khi bài viết của bạn có hay như thế nào, nó cũng sẽ không thật sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp nếu như khách hàng tiềm năng không tìm thấy chúng.

Vì thế, việc tối ưu hoá bài viết là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu một điều rằng, giống như con người, các tool này cũng sẽ có những lúc phạm sai lầm. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ này mà thiếu đi sự kiểm soát của con người thì sẽ gây giảm sút hiệu quả của bài viết. Giải pháp lý tưởng ở đây chính là kết hợp sức mạnh của Tool với hiểu biết và logic của người viết để tạo nên một bài đăng hiệu quả nhất.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu làm thế nào để kết hợp các công cụ này để tối ưu hoá bài viết của mình nhé.

Trước hết, làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng bài viết của bạn đã viết đúng ngữ pháp, không còn lỗi chính tả và được trình bày một cách logic?

Rất nhiều Tool có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như Grammarly. Grammarly giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện lỗi đánh máy, lỗi ngữ pháp, chính tả mà người viết thường vô tình bỏ sót trong quá trình proofreading.

Thông thường, người viết thường cố gắng đạt được điểm grammar score càng cao càng tốt, tuy nhiên việc aim mức điểm tuyệt đối như 100 hay gần như tuyệt đối 98,99 điểm có thể gây phản tác dụng. Khi quá tập trung vào những lỗi nhỏ như thế, người viết rất dễ bỏ quên mục tiêu cốt lõi của bài viết - truyền tải một cách hiệu quả thông điệp của bài viết. Bên cạnh đó, quá chú trọng vào ngữ pháp và chính tả có thể khiến bài viết trở nên cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt, mất đi văn phong, giọng điệu đặc trưng của người viết.

Do đó, thay vì cố gắng đạt điểm tuyệt đối, hãy xem Grammarly như một công cụ để trau chuốt và cải thiện bài viết của bạn cũng như phát hiện những lỗi sai nghiêm trọng. Chúng ta cần ưu tiên việc giao tiếp và truyền tải nội dung một cách rõ ràng và thu hút theo cách riêng của chính mình, thay vì quá ám ảnh với vấn đề ngữ pháp.

Tiếp theo, một khía cạnh cũng quan trọng không kém của một bài viết được tối ưu hoá đó chính là khả năng đọc hiểu (readability). Những công cụ như Hemingway Editor có thể giúp chúng ta đo lường metrics này.

Thông thường, readability score sẽ thay đổi tuỳ vào từng loại nội dung, những nguyên tắc chung đó chính là điểm càng thấp thì càng tốt, khoảng tầm từ 4-6 thì được coi là thang điểm lý tưởng mà các doanh nghiệp hướng đến.

Không thể phủ nhận rằng điểm số càng thấp thì bài viết lại càng dễ đọc và dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là khi nó hướng đến một tệp đối tượng khách hàng lớn. Tuy nhiên trong một số tình huống, thang điểm thấp chưa chắc đã là tốt. Ví dụ như các bài viết học thuật hay những tài liệu mang tính chuyên môn cao thường chuộng lối viết trang trọng và có phần phức tạp hơn trong cách sử dụng câu từ, trong những tình huống như thế này, readability score thường rơi vào 9-12 hoặc thậm chí là hơn thế.

Vì vậy, điều quan trọng ở đây là phải nắm rõ mình đang viết về chủ đề gì, cho ai, đối tượng người đọc chính là gì, từ đó aim thang điểm phù hợp với mục tiêu của mình.

Tiếp theo, lỗi đạo văn là một yếu tố quan trọng khác quyết định tính hiệu quả của một bài viết. Các thuật toán của Google có thể dễ dàng phát hiện nếu như nội dung bài viết được copy paste trực tiếp từ những nguồn khác nhau, và điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ranking của bài viết trên Google. Vì vậy, luôn luôn đảm bảo rằng nội dung bài viết của bạn là original 100% và không mắc lỗi đạo văn trước khi publish.

Một điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy nhớ rằng nội dung của bạn chỉ thật sự mang lại giá trị khi nó chạm tới được tệp khách hàng mục tiêu. Và đây là lúc các công cụ SEO phát huy tác dụng. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau, từ các công cụ trả phí như Ahref, SEMRush hay các công cụ miễn phí như Keyword Density Checker.

Một lưu ý quan trọng ở đây đó chính là không được nhồi nhét keyword quá đà. Việc sử dụng quá nhiều từ khóa SEO vào nội dung sẽ khiến bài viết của bạn thiếu tự nhiên và khô khan, gây mất hứng thú cho người đọc.

Thông thường, chúng ta sẽ thường aim khoảng 3-5 từ khóa cho mỗi 300 từ. Tuy nhiên công thức này hoàn toàn có thể linh hoạt được tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích của bài viết.

Và đó là những gì mà mình muốn chia sẻ với các bạn về cách làm thế nào để có thể kết hợp một cách hiệu quả các công cụ hỗ trợ để tối ưu hoá bài viết của mình. Nếu các bạn quan tâm, mình sẽ viết tiếp 2 chủ đề “Nên hay không nên sử dụng AI để viết bài?” và “Làm thế nào để biết được bài viết của mình có phải do AI viết không?

Author: Nguyễn Minh Phương - Group Nghiện SEO

(BÀI CŨ ĐĂNG LẠI)