Làm sao để lấy lại bài viết out khỏi top 50 quay lại bờ top 2? Mình đã trải qua cảm giác “thót tim” khi từ khóa chủ chốt tự nhiên rớt hạng, thậm chí là “biến mất” hoàn toàn khỏi Google.
Trong trường hợp của team mình, có 2 dự án đang nằm trong top bỗng dưng bị bay top, mất Index. Nhưng hiện tại mình vẫn còn đang hợp tác với 2 đối tác này nên không thể Show tên dự án được. Vì vậy mình sẽ gọi 3 tên dự án này lần lượt là A, B nhé!
Vậy làm cách nào để tụi mình bắt đầu·vớt lại 2 từ khóa này? Trước khi bắt tay vào “giải cứu” những từ khóa này, chúng mình luôn làm theo nguyên tắc sau:
- Bước 1: Phân loại vấn đề
Đầu tiên, mình cần xác định “mức độ nghiêm trọng” của vấn đề:
-
Trường hợp 1: Bài viết bay khỏi top 100 nhưng vẫn còn Index
-
Trường hợp 2: Bài viết hoàn toàn biến mất khỏi kết quả tìm kiếm (mất index). Đây là tình huống nghiêm trọng hơn khi bài viết không còn được Google công nhận trong hệ thống của mình.
Bên cạnh đó, cần xem xét liệu Google có đang trong thời gian cập nhật thuật toán hay không. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website và cần được cân nhắc trong quá trình xử lý.
- Bước 2: Lựa chọn chiến lược xử lý phù hợp
Dựa vào tình trạng cụ thể của từng bài viết, mình sẽ đưa ra 2 hướng xử lý:
-
1 là mình để yên và theo dõi
-
2 là mình sửa
Trong trường hợp này, team quyết định áp dụng cả 2 chiến lược. Một nhóm mình sẽ để yên, còn nhóm còn lại thì mình sẽ sửa.
Vậy làm sao để mình phân loại được được cái nào để im và cái nào thì mình sửa?
Mình xác định những bài viết mình sẽ để yên là những bài viết đã có top lâu trên Google rồi (trên khoảng 9 - 10 tháng), vì vậy mình xác định:
- “Bài viết A và B" đã ở trong top 5 kể từ tháng 12/2023, mà bây giờ là tháng 8/2024, vì vậy team mình sẽ tiến hành fix 2 bài này.
Bây giờ, hãy cùng “mổ xẻ” trường hợp của A và xem team mình đã cải thiện như thế nào nhé!
Case Study A
- Bước 1: Mình xác định lại thực thể chính trong Title và Meta Description
Sau khi phân tích, mình nhận thấy Title bài viết ban đầu chưa thực sự tối ưu. Nó chỉ đề cập đến một khái niệm chung chung, trong khi người dùng thường tìm kiếm thông tin về một loại thị thực cụ thể.
Mình sẽ lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé!
Ví dụ: Thay vì Title đề chung chung như “Thị thực nhập cảnh”, mình sẽ điều chỉnh thành “Thị thực du lịch ngắn hạn cho mục đích công tác”. Title mới này rõ ràng hơn, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu ngay rằng bài viết tập trung vào loại thị thực nào, dành cho đối tượng nào và với mục đích gì.
Vì vậy, mình đã điều chỉnh tiêu đề để làm rõ đối tượng và mục đích của bài viết.
- Bước 2: Tối ưu Schema Markup
Mình bắt đầu viết lại Schema, vì “từ khóa A” xuất phát từ Global (Quốc tế), nên mình sẽ định nghĩa cho Google bằng tiếng anh, mình khai báo bài viết này được trích dẫn từ nguồn nào, vậy nên mình sẽ lấy những trang uy tín của thằng này. (Bạn có thể check các trang uy tín bằng Semrush)
Đặc biệt, phần mô tả “About” trong Schema Markup được mình đặc biệt chú trọng. Đoạn văn bản ngắn gọn này được viết bằng tiếng Anh, để nhằm giúp Google nắm bắt được nội dung chính và ngữ cảnh của bài viết một cách rõ ràng.
Để đảm bảo tính chính xác và tự nhiên cho phần mô tả, mình dùng Chat GPT để định nghĩa A bằng tiếng anh.
Kết quả thực sự đúng như team mong đợi! Chỉ với 2 thay đổi đủ để có thể kéo Case Study này về lại top rồi. Mình sửa trong thì hôm sau nó quay lại top ngay!
Case Study “B”
Trái ngược với Case Study A, hành trình "cứu vớt" từ khóa B lại khó và phức tạp hơn nhiều. Ban đầu, team mình cũng áp dụng chiến thuật tương tự như với “Case Study A” là tối ưu Schema Markup, Title và Meta Description. Tuy nhiên, kết quả thu được lại không khả quan. Bài viết dường như không hề có dấu hiệu “nhúc nhích” trên top Google.
Vì vậy, team mình quyết định “soi” kỹ hơn vào nội dung bài viết. Bài viết này mình đăng được thời gian khá lâu (12/2023) và nằm ở vị trí top khá cao nên team dự đoán có khả năng bài viết này bị đối thủ sao chép.
Và đúng như vậy, mình đã phát hiện ra một website đã ngang nhiên sao chép toàn bộ bài viết.
Mình bắt đầu report bài viết đó, nhưng mình thấy rằng nếu mình chỉ report nó và chờ lên top thì khá lâu. Vì vậy mình đã dùng 7 bước tiếp theo:
- Bước 1: Team tiến hành “refresh” nội dung bài viết, bổ sung thông tin mới, hình ảnh hấp dẫn,… để mang đến giá trị cho người đọc nhiều hơn.
- Bước 2: Chỉnh sửa hiển thị của phần mục lục bài viết
Mình đã gặp phải một sự cố dở khóc dở cười với heading trong bài viết B trên Wordpress. Hóa ra, Wordpress tự động đánh số thứ tự cho các heading theo cấp bậc.
Tuy nhiên, team content của mình lại không biết điều này, nên đã “nhiệt tình” thêm số thứ tự thủ công vào mỗi heading.
=> Kết quả là trên website, các heading hiển thị với số thứ tự chồng chéo, lộn xộn, nhìn rối mắt.
Ví dụ:
1.1.Yếu tố 1
1.1.1.1 Yếu tố 1.1
2.2 Yếu tố 2
2.1.2.1 Yếu tố 2.1
Sự cố này khiến bài viết trông thiếu chuyên nghiệp, gây khó chịu cho người đọc. Google cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu cấu trúc bài viết, dẫn đến kết quả tìm kiếm hiển thị sai lệch.
=> Khi mình sửa xong thì Google nó bắt lại được bài này.
- Bước 3: Sửa Plugin
Mình đã gặp phải một số vấn đề liên quan đến schema và plugin trong quá trình tối ưu bài viết “B”.
Ban đầu, mình chưa tối ưu schema và plugin một cách hiệu quả:
-
Trước kia, mình sử dụng 2 plugin để khai báo schema, nhưng mình chưa tắt Schema Pro trong khi không sử dụng, dẫn đến việc website vẫn tạo ra các schema trống, chỉ có schema mặc định mà không có nội dung.
-
Với plugin còn lại, mình đã khai báo website theo dạng local business (doanh nghiệp địa phương) nhưng không khai báo thông tin cho Organization. Tuy nhiên, Google vẫn tự động bắt schema Organization mặc định dẫn đến việc bị khai báo sai
=> Vậy nên, việc cấu hình sai schema có thể là một trong những nguyên nhân khiến bài viết “B” bị tụt hạng.
Để khắc phục tình trạng này, mình đã thực hiện các bước sau:
-
Ngừng kích hoạt Schema Pro: Việc này giúp loại bỏ các schema trống không cần thiết, tránh gây nhầm lẫn cho Google.
-
Sửa Plugin: Mình đã cấu hình lại plugin Organization, đảm bảo thông tin được khai báo chính xác và phù hợp với schema local business.
-
Sửa toàn bộ website: Thay đổi này không chỉ áp dụng cho bài viết “B” mà còn cho toàn bộ website, giúp cải thiện cấu trúc schema tổng thể.
- Bước 4: Điều chỉnh Content
Để cải thiện nội dung "bài viết B", mình đã tập trung vào việc điều chỉnh cấu trúc heading và làm rõ phần định nghĩa.
Trước đây, mình sử dụng heading 4 cho các [Yếu tố cụ thể của Bài viết B], ví dụ như:
2. [Yếu tố 1]
2.1 [Yếu tố 1.1]
2.1.1 [Yếu tố 1.1.1]
2.2 [Yếu tố 2]
2.2.1 [Yếu tố 2.1]
Tuy nhiên, mình nhận ra rằng những [yếu tố này] khá quan trọng và nên được nhấn mạnh hơn. Do đó, mình đã chuyển tất cả các heading 4 này thành heading 3, nhằm tăng mức độ quan trọng của chúng trong mắt Google.
Về phần định nghĩa, mặc dù nhiều người cho rằng kiểu SEO “định nghĩa là gì” đã lỗi thời, nhưng mình vẫn tin rằng nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Google và người đọc hiểu rõ khái niệm về “từ khóa B".
Ví dụ: Ban đầu, mình viết rằng “[Từ Khóa B] khởi nguồn từ…”. Sau đó, mình quyết định sửa lại thành “[Từ Khóa B] là…”, nhấn mạnh trực tiếp vào bản chất của khái niệm này.
Mình nhận thấy rằng, ngay cả Wikipedia cũng dành một phần để định nghĩa “[Từ Khóa B] là gì”. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc cung cấp một định nghĩa rõ ràng và chính xác cho người đọc.
- Bước 5: Gắn Internal Link
Để tăng cường sức mạnh cho bài viết “Từ Khóa B”, mình quyết định áp dụng chiến thuật gắn internal link. Cụ thể, mình đã chèn link trỏ đến chính bài viết này ngay tại cụm từ “Từ Khóa B" xuất hiện trong phần mở đầu.
Mặc dù có ý kiến cho rằng việc này sẽ làm tốn tài nguyên Google khi phải crawl (quét) website, nhưng mình cho rằng đây là cái giá xứng đáng để đầu tư cho một bài viết quan trọng.
Chiến thuật này mình học được từ một đối thủ cạnh tranh. Họ thậm chí còn “mạnh tay” hơn khi gắn đến 3 internal link trỏ về cùng một bài viết.
Tuy nhiên, mình quyết định chỉ áp dụng 1/3 chiến thuật này, tức là chỉ gắn một internal link duy nhất. Mình cũng ưu tiên sử dụng anchor text (nội dung của liên kết) là “Từ Khóa B” - Từ khóa chính của bài viết.
Trước đó, mình đã viết lại toàn bộ nội dung bài viết để tránh trùng lặp. Tuy nhiên, mình vẫn giữ nguyên phần meta description cũ.
Sau đó, mình sợ meta description cũ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bài viết, mình quyết định xóa bỏ nó và để Google tự bắt meta description trong bài viết.
Thật bất ngờ, Google đã chọn chính đoạn văn chứa internal link “Từ Khóa B” để làm meta description. Điều này cho thấy Google đánh giá cao đoạn văn này và xem nó như một phần quan trọng, cô đọng nội dung của bài viết.
- Bước 6: Sửa Title
Mình nhận ra tiêu đề cũ “[Từ Khóa B] và [Các yếu tố của Từ Khóa B]” chưa thực sự hiệu quả. Việc đặt “[Từ Khóa B]” ở đầu tiêu đề khiến Google hiểu nhầm rằng bài viết bao quát toàn bộ chủ đề rộng lớn này. Trong khi thực tế, bài viết chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể là “[Yếu tố cụ thể]”.
Mục tiêu của mình là 70% nội dung bài viết xoay quanh [Yếu tố cụ thể]. Nếu Google hiểu nhầm, nó sẽ “ép” mình phải đề cập đến tất cả mọi thứ liên quan đến [Từ Khóa B], [Các khía cạnh khác] - Một khối lượng kiến thức khổng lồ.
Vì vậy, mình quyết định thay đổi tiêu đề thành “[Yếu tố cụ thể của Từ Khóa B]”. Tiêu đề mới này tập trung hơn, thể hiện rõ ràng nội dung chính của bài viết, tránh gây hiểu nhầm cho Google.
- Bước 7: Giảm mật độ từ khóa - Yếu tố quyết định
Sau khi áp dụng 5 bước đầu tiên, thì từ khóa phụ của “[Từ Khóa B]” nó đã quay trở lại. Nhưng bài “[Từ Khóa B]” vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Mình tiếp tục “điều tra” và phát hiện ra một yếu tố quyết định:
Sự ảnh hưởng chéo của mật độ từ khóa giữa các bài viết trên website.
Cụ thể, khi kiểm tra Topical Map (bản đồ chủ đề), mình thấy có nối cụm từ “[Từ Khóa B]" khá nhiều. Vậy nên, mình check 1 bài là “[Bài viết liên quan]” và thấy rằng Google bắt cái từ “[Từ Khóa B]” trong Meta Description của bài đó.
Sau đó mình vào bài viết thì thấy từ khóa “[Từ Khóa B]” xuất hiện hơn 20 lần trong bài viết “[Bài viết liên quan]”, thậm chí còn nhiều hơn cả bài viết chính.
Ban đầu, mình dự định bài viết “[Bài viết liên quan]” sẽ tập trung vào “[Chủ đề khác]” thôi. Tuy nhiên, do lạm dụng từ khóa “[Từ Khóa B]”, Google đã hiểu sai nội dung, xếp nó vào chủ đề “[Từ Khóa B]” chung với bài viết chính. Hậu quả là 2 bài viết cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến việc cả hai đều bị tụt hạng.
Mình rút ra một bài học quan trọng:
Mật độ từ khóa giữa các bài viết trên cùng một website có thể ảnh hưởng lẫn nhau.
Để tránh tình trạng này, cần phải xác định rõ ràng chủ đề và từ khóa chính cho từng bài viết, hạn chế lặp lại từ khóa của bài viết khác, đặc biệt là những bài viết có chủ đề tương đồng.
=> Đây là tất cả quá trình mình lấy lại “[Từ Khóa B]”
Hai từ khóa này có độ khó khoảng 30-36 và lượng tìm kiếm dưới 15k (theo SEMrush), vì vậy vẫn chưa được xem là thách thức lớn. Em rất mong mọi người có thể chia sẻ thêm những trường hợp khó khăn hơn để em có thể học hỏi.
Link bài viết chi tiết: https://www.facebook.com/groups/nghienseo/posts/1414271005909565/
Author: Hoàng Phan - Group Nghiện SEO