Quên SEO đi, AI friendly mới là cách bán hàng 2015

Đọc được bài hay em lại share lại ạ…


Càng ngày mọi người càng dựa vào AI để xin tí review đủ thứ, từ mua đồ đến lên kế hoạch đi chơi. Thế là các brand (nhãn hàng) phải học luật mới để AI friendly.

Ví dụ: Công ty dạy nấu ăn, kiểu healthy and balance. Xong có người hỏi ChatGPT chỗ nào dạy nấu ăn ngon, bổ, rẻ. Thế quái nào ChatGPT lại bảo công ty này… phức tạp, khó hiểu?!

Hóa ra, con AI này nó thấy trong một cái quảng cáo của công ty có món ăn rắc hành lá xắt nhỏ. AI nghĩ bụng: Rách việc, ai rảnh mà ngồi xắt hành?

Đây là chuyện có thật đấy nhé, Jack Smyth ở JellyFish kể đó. Ổng chuyên giúp các brand hiểu xem AI nghĩ gì về sản phẩm của họ. Nghe có vẻ lạ, nhưng mà quan trọng phết!

Vì sao lại quan trọng?

Một nghiên cứu của Boston Consulting Group cho thấy 28% người dùng AI để hỏi gợi ý mua mỹ phẩm. Mà AI bây giờ còn xịn hơn, có thể tự động mua hàng cho mình luôn. Thế nên, các brand phải tìm hiểu xem AI nghĩ gì về họ.

Đây là kiểu tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) phiên bản AI friendly. Làm sao để AI thích mình có khi còn quan trọng hơn cả làm SEO ấy chứ.

Share of Model là cái gì?

Công ty của Smyth có phần mềm tên là Share of Model, chuyên nghiên cứu xem các AI nghĩ gì về các brand. Mỗi AI được dạy bằng dữ liệu khác nhau, nên cách chúng đánh giá brand cũng khác nhau.

Ví dụ, AI của Meta có thể thấy brand này xịn, đáng tin nhưng ChatGPT thì lại chỉ thấy xịn thôi, chưa chắc đáng tin. Share of Model sẽ hỏi các AI đủ thứ về brand, rồi phân tích câu trả lời. Kiểu như khảo sát ý kiến khách hàng, nhưng khách hàng ở đây là… AI.

Thao túng AI, được không?

Mục đích cuối cùng không chỉ là hiểu AI nghĩ gì, mà còn là… lái suy nghĩ của AI. Chưa biết có lái được nhiều không, nhưng có vẻ là… được.

Ví dụ, có hãng rượu Ballantine’s, hàng đại chúng, bán chạy số 2 thế giới. Thế mà AI của Llama lại bảo đây là hàng… cao cấp?! Chắc tại Ballantine’s có cả dòng cao cấp nữa nên AI bị lú.

Thế là team của Ballantine’s phải ra tay, đăng ảnh ọt các kiểu lên mạng xã hội để nhấn mạnh là sản phẩm này dành cho toàn dân. Chưa biết có hiệu quả không, nhưng nghe bảo là có triển vọng.

Hack AI, coi chừng gậy ông đập lưng ông

Mà dụ AI cũng không dễ, vì nhiều AI bí mật lắm, không ai biết ruột gan nó thế nào. Nhưng có AI thông minh hơn, kiểu như sẽ giải thích tại sao nó lại gợi ý xà phòng Dove chẳng hạn. Nếu nó bảo là vì mùi thơm, thì marketer biết điểm nhấn ở đâu rồi.

Ngoài ra, người ta còn hack cả prompt nữa. Ví dụ, thay đổi câu hỏi một tẹo là AI có thể gợi ý sản phẩm khác hẳn. Thế nên, các brand có thể lén tác động vào các diễn đàn, kiểu như Reddit, để gợi ý prompt nào có lợi cho mình.

Đại khái là, sẽ có cuộc rượt đuổi giữa các brand và các công ty AI, giống như hồi xưa với SEO. Các brand sẽ tìm cách qua mặt AI, còn AI thì sẽ cố gắng thông minh hơn để không bị lừa.

Coi chừng AI kỳ thị!

Mà dùng AI để gợi ý sản phẩm cũng phải cẩn thận, vì AI có thể bị thiên vị. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy AI thường ưu ái các brand toàn cầu hơn brand địa phương.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu hỏi AI gợi ý quà cho người ở nước giàu, nó sẽ gợi ý đồ hiệu, còn nếu hỏi quà cho người ở nước nghèo, nó sẽ gợi ý đồ… bình dân.

AI làm chuột bạch

AI còn có thể làm chuột bạch cho các brand nữa. Trước khi tung quảng cáo, có thể cho AI xem trước và nhận xét từ nhiều góc độ. Kiểu như check hàng trước khi bung lụa.

Tóm lại là…
Dù AI có phải là khách hàng khó tính nhất hay không, thì có một điều chắc chắn là: AI nghĩ gì về brand sẽ ảnh hưởng đến… túi tiền của họ.

Thế nên, các brand cần làm thân với AI dần đi là vừa!

Source: https://www.technologyreview.com/2025/02/19/1112076/your-most-important-customer-may-be-ai/

(source: MIT Technology Review)

Bài viết của Facebook Hoàng Dũng AI