Mình là một thằng lo xa và hầu hết thì… mình lo rất vớ vẩn. !
Năm 10 tuổi mình bắt đầu nghĩ xem mình nên lấy ai làm vợ? Năm 16 tuổi, có cô người yêu đầu tiên thì mình bắt đầu nghĩ xem dạy con ra sao?
Năm 22 tuổi mình làm SEO, mình bắt đầu nghĩ xem đến lúc Google sập thì sao?
Câu hỏi tưởng chừng rất vớ vẩn, nhưng thật ra mình nghĩ mãi thì nó cũng có cái lý của nó… !
…Mình vào làm SEO, biết được vô vàn kiến thức về kỹ thuật. Những kỹ thuật đó rất hay, rất tinh vi, nhưng nếu một ngày mình không muốn làm SEO nữa thì sẽ thế nào?
Tất cả những kiến thức của mình sẽ trở nên vô nghĩa ư? Tất cả bao nhiêu năm trau dồi và cố gắng của mình sẽ rút gọn về một con số 0 tròn trĩnh à???
Không thể như thế được phải không? !
Nhưng đâu đó chúng ta vẫn thấy những bài viết, những chia sẻ, những đắn đo về tương lai của anh em làm SEO. Có người thì khuyên giới trẻ hãy cân nhắc trước khi bước vào nghề này, người thì buồn bã vì không biết sau bao năm làm SEO giờ sẽ về đâu…
Mình nghĩ mãi, nghĩ mãi. Và cuối cùng, mình nhận ra câu trả lời: Mình đang không làm SEO, mình đang làm Marketing!
SEO chỉ đơn giản là một ngách, một công cụ vô cùng hiệu quả của marketing thế kỷ 21, bởi lẽ Google đã trở nên quá mạnh mẽ và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Và những thuật ngữ mà SEOer đang sử dụng, thật ra cũng chỉ là một cách nói chuyên môn hơn của Marketing!
Một người làm SEO giỏi sẽ là một người thấu hiểu con bot của Google và sẽ biết những kỹ thuật phức tạp để có thể chiều lòng nó.
Một người làm SEO xuất sắc sẽ thấu hiểu khách hàng và thị trường. Từ đó, kết hợp một cách hài hoà với kỹ thuật để vạch ra một chiến lược marketing online hiệu quả!
Vậy, một người làm SEO xuất sắc sẽ:
Xác định nhu cầu khách hàng:
- Hiểu khách hàng của mình là ai, đang tìm kiếm gì, đang ở đâu trong lộ trình mua hàng. Có bao nhiêu khách hàng trong thị trường này?
Xác định được sức mạnh nội lực của công ty mình:
- Hiểu được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của mình, vòng đời của sản phẩm. Hiểu giá trị thương hiệu của công ty và sản phẩm.
Xác định được sức mạnh của đối thủ cạnh tranh:
- Hiểu được đối thủ đang mạnh về mảng nào, sản phẩm, dịch vụ gì? Biết được ngân sách, chiến lược của đối thủ.
VÀ TỪ ĐÓ CÁC SEOer SẼ CÓ:
-
Xác định được bộ từ khóa cần SEO, xác định được đâu là từ khoá thông tin, đâu là chuyển đổi. Đưa ra được một bộ kế hoạch có thời gian đẩy SEO phù hợp, dẫn dắt khách hàng theo lộ trình mua hàng một các hợp lý.
-
Xác định được chiến lược SEO phù hợp với thương hiệu và sản phẩm. Biết các sản phẩm này ở thời điểm này của vòng đời nên đầu tư bao nhiêu, đẩy những từ khoá thông tin hay chuyển đổi. Nên sử dụng chiến lược nào trong SEO cho thương hiệu này để đảm bảo sự phù hợp.
-
Xác định được thế mạnh của đối thủ, mức độ cạnh tranh trong thị trường. Từ đó biết được ngân sách dự trù, xác định được các ngách khác nhau trong thị trường và cách tiếp cận với các khách hàng trong ngách đó.
Nếu chúng ta mang tư duy của một người bán hàng chứ không đơn thuần chỉ là SEO, anh em sẽ chẳng bao giờ lo bị lụt nghề!
Theo mình, cuối cùng, SEO vẫn là một công cụ, và với mình, mình sẽ luôn tin tưởng rằng kiến thức trong thị trường SEO sẽ luôn có giá trị. Vì học SEO cũng là học bán hàng, mà đã muốn giàu thì không thể thiếu bán hàng, “phi thương bất phú” anh em nhỉ !
P/s: Bài này mình không hề muốn làm giảm nhẹ tầm quan trọng của các kiến thức, bí quyết và thủ thuật SEO mà anh em vẫn chia sẻ. Mình chỉ muốn bày tỏ góc nhìn cá nhân trong việc mình nhìn nhận SEO như thế nào !
Và nếu anh em vẫn còn ở đây, mình xin cảm ơn anh em đã quan tâm đọc bài của mình. Chúc anh em một ngày tốt lành.
Author: Vũ Việt Hoàng - Group Nghiện SEO
(BÀI CŨ POST LẠI)