Series chia sẻ về GMC: Đặc biệt là tối ưu cho Free Listing cho dân SEO

Sau đây là những checklist tối ưu cho Free Listing mà mình đã chắc lọc được trong quá trình triển khai rất nhiều dự án Ecommerce ở thị trường US.

  • Checklist đầu tiên và quan trọng nhất chính là “nguồn cấp dữ liệu sản phẩm” - đây chính là phần mà chúng ta cần chuyển bị cho GMC để nó có thể đem sản phẩm của chúng ta đi hiển thị ngoài SERPs, cơ bản thì có rất nhiều cách để chuẩn bị nguồn cấp dữ liệu như file txt, API, plugin (nếu dùng woo), Shopify apps (nếu dùng shopify), Google Sheet Feed,… mỗi cái đều có ưu nhược điểm khác nhau tuy nhiên đơn giản và ổn định nhất thì vẫn là Google Sheet Feed nha anh em.

  • Checklist thứ hai là thông tin về doanh nghiệp - thông tin ở đây bao gồm tên, địa chỉ, email, số điện thoại, social profile,… anh em nên fill càng đầy đủ càng tốt, đặc biệt có thể tick thêm mình là doanh nghiệp nhỏ hoặc do người da đen sở hữu (cái này giúp mình sẽ được ưu tiên hơn cho một số hạng mục nhất định và trên SERPs cũng hiện mấy thông tin này cho khách hàng). Ngoài ra thì có một cửa hàng vật lý để pickup sản phẩm hoặc maps (có nhiều reviews, lâu năm,…) sẽ là một điểm cộng rất lớn.

  • Check list thứ ba chính là chính sách vận chuyển, phí ship, thời gian ship, chính sách đổi trả, hình thức thanh toán - cần đảm bảo các thông tin này là đồng nhất trên site và cả trong schema markup, bên cạnh đó Google cũng sẽ ưu tiên store nào cung cấp nhiều hình thức thanh toán

  • Checklist thứ tư chính là Review của khách hàng - ưu tiên các reviews trên các nền tảng đối tác của Google (Google có danh sách khá nhiều đối tác reviews mà họ tin tưởng, này tìm trong document của Google có). Nếu có review thực trên site thì cũng được tuy nhiên cái này dễ fake nên Google sẽ không tin bằng nền tảng đối tác của nó.

  • Checklist thứ năm là tiêu đề, mô tả của sản phẩm - Nếu dùng nguồn cấp dữ liệu là Google Sheet Feed thì anh em có thể để tiêu đề nó khác hơn một chút so với tiêu đề sản phẩm trên site thì tiêu đề trên GMC tối đa có thể lên đến 150 ký tự nên có thể thêm từ khoá chính của sản phẩm, các dữ liệu khác như brand, chất liệu, đối tượng sử dụng,… để tối ưu cho nhiều truy vấn khác nhau.

Cách kháng một số lỗi hay gặp khi đăng ký GMC

Phần trước mình có nói sơ qua về một số bước tối ưu cho Free Listing đặc biệt là về phần setup thông tin trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (mình khuyên anh em nên dùng Google Sheet để làm nguồn feed nhé). Phần này thì mình sẽ chia sẻ cho anh em một số phương pháp khá hiệu quả trong việc kháng các lỗi hay mắc phải trong quá trình anh em triển khai GMC.

Mình thấy cái lỗi mà nhiều anh em hay bị nhất là trình bài sai, lỗi này thì gần như ai cũng sẽ bị dài lần nhưng kháng được xong acc sẽ rất khoẻ. Lỗi này đa phần đến từ thông tin sản phẩm bao gồm nội dung mô tả, giá bán tới tay khách hàng so với giá khai báo, hãy đảm bảo các thông tin trong nguồn cấp với trên website là trùng khớp (nhớ check cả thông tin trong schema), nên cập nhật lại thường xuyên file nguồn cấp dữ liệu do Google Sheet nó không tự động lấy dữ liệu realtime được nên đôi khi sẽ có một số thông tin bị sai lệch. Do là vấn đề về mặc nội dung nên lỗi này anh em có thể thử 1 số cách như xoá hết nội dung mô tả sản phẩm trong Google Sheet hoặc trên site, kháng với số lượng sản phẩm nhỏ trước khi acc khoẻ thì up số lượng lớn lên.

Có một cái tricks nhỏ đối với lỗi này là nếu kháng 3 lần không thành công thì xoá tài khoản làm cái mới (quy tắt 3 lần), khi tài khoản anh em có kết nối với tài khoản ads thì nó sẽ quét gắt hơn tuy nhiên lại được review thủ công nếu tài khoản ads đó đã chạy ngân sách lớn còn bình thường thì Machine Learning sẽ review dựa trên các checklist có sẵn. Cho nên nếu đã check ok hết các thông tin không di phạm policy thì cứ chày cối request thôi, chờ một thời gian nhưng đỡ mệt sau này, hạn chế tối đa tạo acc mới liên tục nha (nhớ quy tắt 3 lần).

Lỗi tiếp theo mà mình thấy nhiều anh em cũng hay bị đó là lỗi không thể xác minh danh tính, lỗi này thì cũng khá đơn giản nếu anh em có đăng ký doanh nghiệp hoặc LLC nếu kinh doanh ở Mỹ, tốt nhất cứ định danh bằng hồ sơ doanh nghiệp, đừng chọn định danh bằng cá nhân vì nó ảnh hưởng đến sau này, lỡ làm chuyên nghiệp rồi cứ thông tin doanh nghiệp hẳn hoi thôi.

Một cái lỗi nữa để kết thúc cái phần chia sẻ này chính là lỗi kho hàng chưa được xác minh hoặc thiếu dữ liệu kho hàng, lỗi này có lẽ là cái lỗi dễ fix nhất trong tất cả các lỗi luôn, nó bị là do anh em chọn nguồn cấp dữ liệu Google Sheet để làm luôn nguồn cấp dữ liệu kho hàng tại địa phương (2 cái này nó hoàn toàn khác nhau nên không dùng chung được đâu), anh em chỉ cần vào nguồn cấp dữ liệu và chọn phần thiết lập nguồn dữ liệu sau đó trong phần phương thức tiếp thị bỏ cái mục tại địa phương đi là được chỉ cần Free Listing và Ads thôi là đủ.

Author: Đức Lê - Group Nghiện SEO

1 Lượt thích

Bài phía trên là phần 1-2 rồi đó nha!


Series GMC Free Listing (P3): Mổ xẻ “Nguồn Cấp Dữ Liệu” Google Sheet - Bí kíp tối ưu từng centimet cho anh em SEO!

Hello anh em, lại là mình đây! Sau 2 phần “khởi động” về checklist tổng quan và cách kháng một số lỗi “trời ơi đất hỡi” của GMC, hôm nay chúng ta sẽ đi sâu hơn vào “trái tim” của Free Listing - đó chính là Nguồn Cấp Dữ Liệu Sản Phẩm, và cụ thể là cái món Google Sheet Feed mà mình cực kỳ tâm đắc.

Nói thật với anh em, tối ưu cái file này ngon nghẻ thì không chỉ Free Listing lên top mà chạy Ads cũng mượt hơn hẳn. Vậy, làm sao để “nặn” ra một file Google Sheet Feed “bá đạo”? Check ngay mấy bí kíp dưới đây nha:

  • id (Mã sản phẩm): Đơn giản nhưng đừng xem thường!

Cái này tưởng dễ mà nhiều anh em vẫn “toang”. id phải là duy nhất cho mỗi sản phẩm, không được trùng lặp. Nếu anh em bán áo thun có nhiều size, màu thì mỗi biến thể (variant) phải có một id riêng nhé. Mình hay dùng luôn SKU của sản phẩm cho tiện, đỡ phải nghĩ nhiều.

Lưu ý: Đừng có táy máy thay đổi id thường xuyên, Google nó không thích đâu, ảnh hưởng đến lịch sử sản phẩm đó.

  • title (Tiêu đề sản phẩm): “Mặt tiền” 150 ký tự, tận dụng sao cho hết?

Đây là chỗ để anh em mình “múa phím” đây này! Tiêu đề trên GMC có thể dài tới 150 ký tự, tha hồ mà nhồi nhét từ khóa. Nhưng nhồi sao cho khéo, cho tự nhiên mới là nghệ thuật.

Công thức mình hay dùng: [Tên Thương Hiệu] + [Tên Sản Phẩm Chính/Từ Khóa Chính] + [Thuộc tính nổi bật 1] + [Thuộc tính nổi bật 2] + (Kích thước/Màu sắc nếu có). Ví dụ: “Nike Giày Chạy Bộ Revolution 6 Nam Chính Hãng Siêu Nhẹ Màu Đen Size 42”.

Đừng ngại để tiêu đề trên GMC khác một chút so với tiêu đề trên web để tối ưu cho tìm kiếm. Test thử vài kiểu xem cái nào hiệu quả nhất cho ngành hàng của anh em.

  • description (Mô tả sản phẩm): Viết sao để Google “yêu” mà khách cũng “chốt đơn”?

Mô tả thì Google cho tới 5000 ký tự, nhưng không phải cứ viết dài là tốt. Quan trọng là nội dung phải chất, cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng.

Mấy dòng đầu tiên quan trọng lắm nha, cố gắng chèn từ khóa chính và những lợi ích nổi bật nhất. Sau đó thì triển khai chi tiết hơn về tính năng, chất liệu, hướng dẫn sử dụng (nếu có)…

Tip nhỏ: Viết thành các đoạn ngắn, có xuống dòng, dùng gạch đầu dòng cho dễ đọc. Đừng quên rải từ khóa LSI (từ khóa liên quan) một cách tự nhiên. Và đặc biệt là nên sử dụng định dạng html để có thể hiển link bên ngoài SERPs (cái này giống cái phần text cho schema FAQs á)

  • link (Liên kết sản phẩm): Chuẩn không cần chỉnh!

Cái này thì đơn giản, trỏ thẳng về trang chi tiết sản phẩm trên web của anh em. Nhớ check kỹ xem link có bị gãy, có redirect lung tung không nha. URL nên “sạch sẽ”, thân thiện với SEO thì càng tốt.

  • image_link (Liên kết hình ảnh chính): “Ảnh đẹp là một lợi thế!”

Yêu cầu của Google: Ảnh rõ nét, nền trắng (khuyến khích), không có logo, text, watermark (trừ khi nó là một phần của sản phẩm). Kích thước tối thiểu cũng phải để ý (thường là 250x250 pixels, nhưng to hơn, chất hơn thì auto ngon).

Pro tip: Dùng ảnh thật của sản phẩm, chụp nhiều góc cạnh. Nếu có thể, hãy cung cấp thêm additional_image_link (liên kết hình ảnh bổ sung) để khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn.

  • availability (Tình trạng còn hàng): Phải luôn “real-time”!

Cái này mà sai là dễ “ăn gậy” từ Google lắm đó. Có 3 giá trị chính: in stock (còn hàng), out of stock (hết hàng), preorder (đặt hàng trước). Phải đảm bảo thông tin này khớp 100% với trên website.

Nếu dùng Google Sheet, anh em phải chịu khó cập nhật thủ công hoặc tìm cách tự động hóa bằng script nào đó. Sai lệch cái này là khách chửi, Google phạt, khổ lắm!

  • price (Giá): Chính xác từng đồng, đừng để “hớ”!

Giá trên feed phải khớp tuyệt đối với giá trên trang đích, bao gồm cả đơn vị tiền tệ. Nếu có khuyến mãi, phải dùng thuộc tính sale_price và sale_price_effective_date cho đúng bài.

Lỗi “Trình bày sai giá” (Misrepresentation of price) là một trong những lỗi phổ biến và dễ ăn “án treo” tài khoản, nên cẩn thận nha anh em.

…Series tiếp theo sẽ nói tiếp các thuộc tính quan trọng khác như google_product_category, product_type, brand, gtin, mpn, shipping, custom_label…cho anh em luôn nha

Sơ sơ một vài “điểm nóng” trong cái Google Sheet Feed mà anh em cần phải “chăm sóc” kỹ lưỡng. Nhìn thì nhiều vậy thôi chứ làm quen tay rồi thì cũng nhanh. Quan trọng là phải tỉ mỉ, cẩn thận và luôn nhớ “khách hàng là thượng đế, Google là cha mẹ” :grinning_face:. Chúc anh em thành công :))))

Author: Đức Lê - Group Nghiện SEO