Có rất nhiều giải thích và cách chống các bạn đã từng đọc trên Internet hoặc học các thầy SEO nào đó đâu đó. Nhưng chắc họ đều không giải thích cái bản chất cho các bạn. Ít nhất cái thời tôi xách đít đi học một số ông thầy SEO, không ông nào từng giải thích được cho tôi điều đó. Giờ thì không biết.
Hiện tượng ăn thịt từ khóa thực chất liên quan tới tác vụ ngay đầu tiên khi chúng ta mới thiết kế website: phân tích từ khóa, phân trang các bài viết, gom nhóm từ khóa, và outline các bài viết.
Các quan hệ cha-con, ông-cháu, cụ kị - cháu chắt chút chít, hoặc các quan hệ ông chủ - thằng đầy tớ giữa các bài viết phải thể hiện thật rõ ràng vừa bằng hệ thống H2, H3 của bài viết mô tả, vừa bằng hệ thống internal link.
Hệ thống H2, H3 và hệ thống internal link được cấu trúc thiết kế khoa học từ đầu sẽ: kéo SEO không chỉ 1 từ khóa mà một bộ từ khóa nên tiết kiệm tài nguyên SEO, và tuyệt đối không bị keyword cannibalization.
Nói cách đơn giản hơn hệ thống H2, H3 và cấu trúc internal link chính là một dạng sitemap về nội dung, một dạng bản đồ website của bạn để mời ông bot của google trịnh trọng vô coi. Khi chính bạn cũng chưa rõ ràng và còn mù mờ về cái bản đồ của mình, thì khách bạn mời vô nhà bạn đòi họ rõ ràng sao? Mà họ không rõ ràng thì… họ không cho lên rank… hoặc họ đánh keyword cannibalization. Họ đâu thèm care bạn. Đây là sân chơi của họ.
Nếu có website tuổi thọ dài mà đang phải chống keyword cannibalization thì đừng chống nữa. Mất công. Xử lý thế xử trên ngọn thôi à. Tái cấu trúc lại website bằng hệ thống internal link và edit lại hệ thống H2, H3 theo cấu trúc đó. Ngon lành luôn. Công việc nghe thì tưởng là nhiều, thực ra không tốn thời gian bao nhiêu đâu nếu thực sự bắt tay vô làm. Mình chia sẻ thật lòng thế, vì mình từng… tái cấu trúc hệ thống… tới mấy lần… trong gần chục bộ từ khóa nghề mình đang theo. Giờ chúng ung dung top 1 google hết rồi, và chẳng bao giờ thấy chúng cắn nhau hay ăn thịt nhau như hồi xưa nữa.
Author: Tuấn Ngọc Hoàng - Group Nghiện SEO