Bạn có thể tối ưu SEO Onpage, theo nhiều cách làm khác nhau.
Những cách tối ưu phổ biến:
- Tối ưu theo cảm tính
- Tối ưu theo tiêu chuẩn bên thứ 3, mang tính cố định
- Tối ưu theo tiêu chuẩn bên thứ 3, linh hoạt theo thị trường
- Tối ưu theo tiêu chuẩn mình đưa ra, dựa trên trải nghiệm cá nhân
Vậy đâu là cách tối ưu phù hợp nhất với bạn? Dưới đây là góc nhìn của Quang về chủ đề này.
Cách 1: Thuận theo cảm tính
Anh em mới vào nghề hay làm kiểu này. Vì khi đó, bạn chưa biết tiêu chí nào là quan trọng với bạn. Sự tự do và cảm hứng, cũng khiến bạn chưa muốn ép mình làm theo một quy trình bài bản được định sẵn.
Thông thường, bạn sẽ dừng lại ở những thứ cơ bản, dễ làm nhất, ví dụ như chèn từ khóa vào tiêu đề, thẻ H, rải từ khóa trong bài viết. Thế là đủ.
Ưu điểm là đáp ứng được tâm lý và nhu cầu của người mới bắt đầu. Nhược điểm là các bạn chưa làm đủ các yếu tố, nên hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, các bạn mới vào nghề cũng chưa đủ năng lực để kiểm nghiệm kết quả, từ đó biết được đâu là những yếu tố quan trọng nhất.
Cách 2: Theo tiêu chuẩn của bên thứ 3, loại cố định
Bạn sẽ có một danh sách checklist cụ thể (từ 10 - 30 tiêu chí), rất rõ ràng, ngắn gọn, mang tính định lượng. Các bộ tiêu chuẩn phổ biến như Yoast SEO, Rank Math, SEOQuake…
Các công ty SEO (trong đó có mình) thường thích cách làm này. Vì mọi thứ đều tường minh, quy đổi ra được số, nên dễ dàng mở rộng hệ thống. Chỉ cần đẩy người vào, hướng dẫn cơ bản, là các bạn nhân viên có thể làm được. Kiểm soát dễ dàng, vì kết quả được quy đổi thành con số.
Nhược điểm là tính chính xác của bộ tiêu chí khó được kiểm chứng. Bộ tiêu chí này được đưa ra dưới quan điểm cá nhân của bên phát triển, chứ không phải tiêu chí của chính chủ Google.
Ngoài ra, do các tiêu chí thường CỐ ĐỊNH, trong khi thuật toán Google thường xuyên thay đổi, và các thị trường lại có sự cạnh tranh khác nhau, nên việc khiến áp dụng tư duy All In One cho mọi trường hợp cũng khá mạo hiểm.
Cách 3: Theo tiêu chuẩn của bên thứ 3, loại linh hoạt theo thị trường
Linh hoạt ở đây là bên thứ 3 sẽ quét số liệu trung bình của thị trường, sau đó xuất ra một số liệu để bạn dựa vào đó tối ưu. Các công cụ điển hình: Surfer SEO, Page Optimizer Pro (POP), Website Auditor, CoraSEO…
Tư duy của cách tối ưu này, là đối thủ làm gì, mình làm tương tự, mình sẽ TOP như họ.
Ưu điểm là số liệu luôn linh hoạt cho từng Page SEO, từng thị trường, và tránh được sự tối ưu quá đà dẫn đến các thuật toán phạt tự động. Số liệu cũng tường minh, nên dễ kiểm soát và scale hệ thống.
Tuy nhiên, các nhà phát triển bao giờ cũng kèm theo một câu: có sự liên quan, chứ không phải dạng nguyên nhân - kết quả, giữa cách tối ưu và kết quả đạt được. Họ không đảm bảo bạn làm đúng như số liệu đưa ra, bạn sẽ ranking TOP. Và cũng chưa ai khẳng định, Google sẽ dùng số liệu trung bình của thị trường, để xếp hạng từ khóa.
Cách 4: Theo tiêu chí mình đưa ra
Cách này áp dụng với các bạn đã làm nhiều, trải nghiệm nhiều, cảm thấy những tiêu chuẩn của người khác có khi thừa khi thiếu, bạn muốn tự do hơn, làm theo ý muốn của riêng mình. Và bạn tự đưa ra tiêu chí cho riêng mình.
Do đó, loại tiêu chí này sẽ vô hình vạn trạng. Nhưng chung quy lại, các tiêu chí được hiện thực hóa thành bộ checklist thành file Google Sheet / Excel…
Đây là checklist của Quang, bạn có thể tham khảo: Tại đây.
Ưu điểm là bộ tiêu chí sẽ ưng với con mắt của mình nhất (vì mình đẻ ra nó mà :)), và thừa hưởng được những kết quả thực nghiệm của riêng mình. Nhược điểm là nó mang màu sắc cá nhân, nên việc áp dụng chung cho mọi thị trường sẽ có nhiều rủi ro.
Vậy đâu là cách làm đúng, đâu là sai?
Bạn sẽ thấy, mỗi cách làm, đều có suy luận hợp lý (logic), còn đúng hay không lại là một vấn đề khác. Nếu có tranh luận đến cùng thì mọi thứ chỉ dừng lại ở lý thuyết, và sẽ có những vùng mù mà cả hai bên tranh luận đều không làm chủ được.
Cuối cùng, Quang cũng tìm được một cách giải quyết, đó là ĐO LƯỜNG TRÊN THỰC TẾ.
Cách làm như sau:
Đầu tiên, bạn đưa ra một giả thuyết, rằng tiêu chí A (ví dụ từ khóa xuất hiện trong tiêu đề) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thứ hạng.
Sau đó, bạn thay đổi yếu tố này ở hàng loạt Page SEO khác nhau, ở nhiều dự án khác nhau, trong cùng một thời điểm.
Nhưng giữ nguyên mọi yếu tố SEO Onpage khác, để không làm ảnh hưởng tới kết quả.
Sau đó, bạn đo lường vị trí từ khóa, trong 1 - 2 tuần, để rút ra nhận xét.
Nếu vị trí từ khóa có sự thay đổi ĐỘT NGỘT, thì yếu tố A có ảnh hưởng tới vị trí từ khóa.
Còn nếu mọi thứ vẫn ì ạch như cũ, thì A không là yếu tố xếp hạng quan trọng của Google.
Và đây là 3 yếu tố, Quang đã đo lường được theo cách làm trên.
-
Đổi thẻ H1, test dự án game, từ khóa bay màu (mất 2 - 3 ngày)
-
Tăng mật độ từ khóa đột ngột trong bài viết, test dự án đào tạo thẩm mỹ, từ khóa bay màu ( mất 1 ngày).
-
Tăng chất lượng bài viết SEO, test dự án thuê xe ô tô, LÊN TỐT và ỔN ĐỊNH (mất 1 tuần).
Tất nhiên khi testing trên thực tế, bạn sẽ gặp vài khó khăn.
Một là SEO Onpage không tác động lớn như Link Building / User, nên bạn khó đo lường.
Hai là trong một thời điểm, bạn khó cô lập được MỘT yếu tố, vì những yếu tố còn lại luôn có ảnh hưởng ngầm mà bạn không thể loại bỏ.
Kinh nghiệm là bạn nên test trên authority site, để nhanh thấy kết quả hơn nhé.
Author: Quang Silic - Group Nghiện SEO
(BÀI CŨ POST LẠI)