(Google patents dùng thuật ngữ Topic Mapping US9244972B1 - Identifying navigational resources for informational queries - Google Patents)
Người đầu tiên dùng tên Topical Authority là Koray. Cá nhân tôi thấy tên này đọc hay hơn Topic Mapping mà Google dùng nên sẽ trình bày theo tên Topical Authority.
Topical Authority là chỉ số quan trọng cho thấy bạn hiểu độc giả như thế nào trên internet - hiểu họ tìm kiếm gì và cần gì trên internet .
Topical Authority (Thẩm quyền (uy tín) chủ đề) là mức độ chuyên môn về một chủ đề nhất định (chuyên gia trong một lĩnh vực). Đạt được bằng cách viết nội dung gốc, chất lượng cao và toàn diện về chủ đề đó.
Là cách Google đo lường chất lượng để xếp hạng. Giúp giảm chi phí tìm kiếm cho công cụ tìm kiếm (Máy có thể hiểu nội dung dễ dàng hơn, giảm chi phí xử lý). Máy có thể hiểu nội dung nhanh hơn và cung cấp thông tin chính xác cho người dùng.
ð Xếp hạng cao hơn site khác cho các truy vấn liên quan trong thời gian nhất định.
Topical Authority = Phạm vi chủ đề x Dữ liệu lịch sử.
- Phạm vi chủ đề là số trang bao phủ ngữ cảnh, khía cạnh liên quan đến chủ đề.
- Dữ liệu lịch sử là tín nhiệm, tương tác người dùng với website.
Thời gian tồn tại của site không quan trọng, mà là lưu lượng truy cập chất lượng (mức độ người dùng tương tác với nội dung). Vd: 1 site 5 năm nhưng ít người truy cập và 1 site 1 năm nhưng có nhiều người truy cập & tương tác thì site 1 năm được gọi là có dữ liệu lịch sử tốt hơn.
Đo Topical Authority bằng cách tính tỷ lệ lưu lượng truy cập cho chủ đề đó. Website chiếm 30% lưu lượng truy cập là Topical Authority cho chủ đề đó.
3-6 tháng là khoảng thời gian Google do dữ liệu tương tác. Nếu 1 page mất thứ hạng tốt trong SERP, thường là do dữ liệu tương tác từ 3-6 tháng trước (người dùng ít tương tác) => Để khắc phục “dữ liệu lịch sử” xấu của page và cải thiện nó, cần thay thế bằng các tương tác mới, chất lượng tốt hơn.
Xây dựng Topical Authority
1. Tạo bản đồ chủ đề (Topical Maps)
2. Tạo Semantic Content (Content Expertise - Chuyên môn nội dung, Content Relevance - Tính liên quan của nội dung, Content Depth - Chiều sâu nội dung, Content Authority - Tác giả viết là chuyên gia)
· Hiểu ý định tìm kiếm (truy vấn) của người dùng: xác định ý định tìm kiếm của các cụm từ khóa.
· Trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy: xây dựng nội dung toàn diện, cung cấp thông tin chính xác và được hỗ trợ bởi bằng chứng.
· Giảm thiểu “chi phí” xử lý của Google: Cấu trúc nội dung sao cho các thuật toán có thể dễ dàng hiểu, phân tích và đánh giá.
· Tạo cầu nối ngữ nghĩa (contextual bridges)
3. User Engagement (Tương tác của người dùng):
· Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao.
· Thời gian lưu trang (dwell time) dài.
· Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao.
4. Inbound Links (Liên kết đến):
· Số lượng và chất lượng của backlink từ các trang web uy tín khác.
· Mức độ liên quan của backlink với chủ đề mục tiêu.
5. Social Signals (Tín hiệu mạng xã hội):
· Số lượng lượt thích, chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội.
· Mức độ tương tác của người dùng trên mạng xã hội.
6. Brand Authority (Uy tín thương hiệu):
· Thương hiệu được biết đến và tin cậy bởi người dùng.
· Thương hiệu có uy tín cao trong lĩnh vực liên quan.
7. Website Architecture (Kiến trúc trang web):
· Cấu trúc trang web dễ dàng điều hướng.
· Tốc độ tải trang nhanh.
· Trang web thân thiện với thiết bị di động.
Topical Authority là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Topical Authority phụ thuộc vào chất lượng nội dung và mức độ tương tác của người dùng.
Author: Trình Nguyễn - Nghiện SEO