Key Takeaway:
-
Tăng Dwell Time:Trực quan hóa dữ liệu giúp người dùng hiểu và tương tác với nội dung dễ dàng hơn, kéo dài thời gian họ ở lại trang web của bạn.
Ví dụ: Biểu đồ, đồ thị. -
Tăng Tỷ Lệ Hoàn Thành Hành Trình Trên Trang:Trực quan hóa dữ liệu giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần, tăng khả năng họ sẽ hoàn thành hành trình trên trang.
Ví dụ: Công cụ tính calo trong bài viết về “Cách Tính Calo”. -
Cải Thiện Trải Nghiệm Người Dùng (UX):Giao diện trực quan và dễ hiểu làm cho người dùng cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn khi sử dụng trang web.
Ví dụ: Biểu đồ động, bản đồ tương tác. -
Tăng Khả Năng Chia Sẻ Nội Dung:Nội dung trực quan dễ chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, tăng khả năng lan truyền thông tin và thu hút lưu lượng truy cập.
Ví dụ: được chia sẻ trên Facebook, Twitter. -
Tăng Khả Năng Tìm Kiếm Và Khám Phá:Các yếu tố trực quan giúp nội dung của bạn được đề xuất nhiều hơn trong mục khám phá của các công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: Hình ảnh được tối ưu hóa với các thẻ alt mô tả. -
Tạo Dựng Uy Tín Và Sự Chuyên Nghiệp:Nội dung trực quan, được thiết kế đẹp mắt giúp xây dựng uy tín và tạo ấn tượng chuyên nghiệp với người dùng.
Ví dụ: Báo cáo dữ liệu với biểu đồ và đồ thị chi tiết. -
Tăng Lưu Lượng Truy Cập Tự Nhiên (Organic Traffic):Trực quan hóa dữ liệu kết hợp với SEO giúp tăng cường khả năng hiển thị trang web trên công cụ tìm kiếm, thu hút thêm lưu lượng truy cập tự nhiên.
Ví dụ: Biểu đồ tương tác về xu hướng tìm kiếm. -
Giữ Chân Người Dùng (Retention):Trực quan hóa dữ liệu giúp người dùng quay lại trang web để tìm thêm thông tin hoặc sử dụng các công cụ hữu ích.
Ví dụ: Dashboard dữ liệu tương tác cập nhật hàng ngày.
Trực quan hóa dữ liệu có tên tiếng anh là ( data visualization ) để hiểu thêm hơn về nó các bạn có thể lên google để tìm hiểu thêm.
Bài này không nhớ chính xác hình như mình đã từng nhắc tới ở đâu đó trên Group thì phải.
Vậy trực quan hóa dữ liệu ảnh hưởng thế nào đến SEO?
Để hiểu một cách sâu hơn thì chúng ta sẽ cần nhìn từ vấn đề user cái này chắc chả còn xa lạ với ai nữa rồi, đơn vị to đơn vị nhỏ cá nhân hay tổ chức thì cũng đều vít search cả kkk.
Việc chạy user lên được TOP thì trọng số ở đây nó nhằm cao hơn các yếu tố khác của user ( chúng ta chỉ cần thảo luận ở phần này để hiểu nhanh hơn thôi chứ đương nhiên có thêm các yếu tố khác thì ngon hơn là hiển nhiên rồi )
Trọng số đó nằm ở (dwell time) thời gian kết thúc 1 hành trình, từ những năm 2012 2013 thì kiểu vào diễn đàn phải đi search bên a bên b để lấy pass rồi, đến năm 2017 thì mình vô tình đọc được cái thuật ngữ này ở đâu đó dù trước đấy dùng cũng k biết tại sao nó lên top đâu chỉ đơn giản là có nhiều người search vào thì top còn sâu xa chả cần. Khi mình hiểu sâu gốc gác được thì mình lại thấy khá hay khi nó đẻ ra nhiều kỹ thuật hơn cho mình.
Vậy hãy cứ tưởng tượng thế này.
Top 1 có 100 traffic truy cập mỗi ngày nhưng 100 người dùng này truy cập vào Top 1 xong thì tỉ lệ quay lại trang tìm kiếm là 90 và click vào các thằng khác, hành trình kết thúc trên trang đích của top 1 chỉ có 10
Top 5 có 50 traffic 1 ngày ít hơn 1 nửa so với Top 1, nhưng tỉ lệ quay đầu chỉ có 10 mà thôi, còn tỉ lệ kết thúc trên trang của Top 5 lên tới tận 40
Thì theo thời gian khi tỉ lệ kết thúc trên trang của Top 5 lớn hơn với tỉ lệ kết thúc tích lũy trước đó và hiện tại của Top 1 thì vị trí của Top 5 và 1 sẽ thay đổi
Đấy là cách dwell time vận hành, nó được hiểu đơn giản là ông nào đang thỏa mãn tìm kiếm hơn thì ông đó chất lượng hơn và giải quyết query tốt hơn vậy thôi
Thế nó liên quan gì tới trực quan hóa dữ liệu?
Các bạn biết đó giờ các nguồn bán search thì vô biên nhiều vô kể, nhà nhà đều có thể mua search, ví dụ search ông này chất lượng bạn mua được đối thủ của bạn có mua được không?
Đương nhiên là được vậy cuộc chơi là đốt tiền như ADS để lên TOP à, và dừng cái thì hẹo luôn à? chơi vậy tốn kinh tế lắm
Mình k nói là k được chạy search nha, có tiền cứ chạy nhưng chúng ta sau khi lên TOP thì chúng ta có thêm traffic tự nhiên nữa để làm sao càng ngày chúng ta càng giảm ít tiền phụ thuộc search mà vẫn giữ được top cao tăng tỷ lệ thỏa mãn tìm kiếm lên tới đỉnh thì đấy mới là vấn đề
Bây giờ hay 1 cái là chúng ta có chatgpt, copilot .v.v.v rất nhiều công cụ Ai để giúp chúng ta viết Code
Để bước vào ví dụ cụ thể thì mình cần nhấn mạnh luôn là bây giờ chạy search càng nhiều thì k đồng nghĩa với việc sẽ top được cao đâu, nó chỉ là 1 trong những tín hiệu cần để lên nhanh bước đầu thôi.
Ví dụ thực tế, khi chúng ta lên TOP 10 là lúc chúng ta có cơ hội nhận được traffic tự nhiên, để quá trình giảm search và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ nâng giá trị trọng số dwell time lên thì chúng ta bắt buộc phải có cách giữ chân người dùng thỏa mãn cách họ tìm kiếm.
Ở đây ta có bài viết là “Cách Tính Calo”, bạn lên Google tìm xem gần như các bài viết đang thiếu 1 cái rất quan trọng đó là “Công Cụ Tính Calo”
Lúc này chúng ta sử dụng Ai để viết công cụ tính toán calo để giúp người dùng sau khi đọc hiểu cách tính xong họ sẽ có ngay công cụ để tính thay vì bắt họ phải đi tìm công cụ phù hợp
Trong trực quan hóa dữ liệu nó có thêm một yếu tố khá hay và quan trọng đó là giúp bạn có được vị trí đề xuất trong discovery ( khám Phá ) tăng tỉ lệ người dùng biết đến bạn nhiều hơn.
Khi thỏa mãn được tìm kiếm và hữu ích thì khi đó các yếu tố khác được cộng vào rất nhiều ví dụ như ( Return traffic, bookmark v…v. ) sẽ nhiều hơn.
Chúng ta biết đầu vào là dwell time để đánh giá chất lượng và đấy là lý do tại sao chạy search bị lạm dụng.
Nhưng để giữ được top lâu bền và tối ưu chi phí thì các yếu tố Return traffic lại là cái quyết định cao hơn, có thể bạn sẽ thấy 1 vài trường hợp rõ ràng là bạn chạy search rất nhiều nhưng có lúc không thể nào mà vượt nổi cái thằng ở trên lý do cao là trọng số thỏa mãn và quay lại nó cao hơn bạn rất nhiều.
Trực quan hóa dữ liệu để có thể tương tác dữ liệu trên site không giúp bạn TOP ngay điều đó chắc chắn rồi, nhưng nó sẽ giúp các signal ( tín hiệu ) khác gia tăng khi có sự tương tác từ người dùng
Midset thì là vậy, còn thực chiến và cảm nhận nó có ích ra sao giữ top như nào .v.v.v thì mọi người có thể thực hành và rút ra kinh nghiệm riêng.
Để tránh bài dài dòng và lan man thì a e có thắc mắc gì về các vấn đề này có thể comment ở dưới mình trả lời ( muốn viết dài lắm mà nó sẽ rối tung mù lên vì dài )
Tác giả: Nguyễn Duy Anh - Group Nghiện SEO