Thấy bài hay nên em lại share lại…
Bài này không nói về kiến thức hay casestudy về AI mà xin phép nói về tư duy khi làm sản phẩm cũng như cách mà các cá nhân/doanh nghiệp định giá sản phẩm làm từ AI khi đưa ra thị trường, để làm sao chúng ta cùng kéo nhau lên thay vì tự dìm nhau xuống.
Mấy hôm trước, tôi có đăng một vài casestudy của mình lên các cộng đồng(video dài từ 30s-60s). Khi có người hỏi giá để làm video tương tự, tôi chưa kịp trả lời thì đã có người nhanh nhảu đáp rằng chỉ khoảng 500k thôi.
Tôi lúc đó bất lực không nói thành lời. Bất lực không phải vì việc bạn đó báo giá sẽ khiến tôi không chốt được khách (vì mô hình kinh doanh của tôi không lấy việc cung cấp dịch vụ làm trọng tâm), mà tôi bất lực vì thấy nhiều người trong chúng ta đang tự bán rẻ chất xám của mình quá. Sâu xa hơn là việc các bạn không có tư duy hệ thống để tính toán 1 PnL thật hợp lý để báo giá cho khách hàng. Từ đó, không những khiến định vị của bạn bị hạ thấp mà định vị của toàn ngành cũng bị ảnh hưởng.
Thực ra, chi phí để tạo ra 1 video 5s rất rẻ. Cứ lấy giá của Kling làm chuẩn thì sẽ tốn khoảng 12k/video (5 cent). Nhiều bạn nghĩ rằng nếu sản xuất ra chỉ mất 12k thì thu 100-150k đã có lời, đúng không? Sai lầm! Để tạo ra 1 video 5s đó, trước hết là người làm ra nó phải tạo ra 1 prompt đủ chi tiết để mô tả làm sao cho Kling hiểu.
Vấn đề sẽ xảy ra tiếp khi sản phẩm làm ra không ưng ý. Lúc đó, người làm sẽ phải tiếp tục tạo thêm video khác, thậm chí là 4-5 lần. Lúc đó, chi phí lại đội lên thêm gấp nhiều lần so với trước đó.
Tiếp đến, bây giờ tạo video trên các nền tảng cũng phải chờ. Ngắn thì 10, dài hơn thì 5-10p. Cái đó cũng là chi phí, nó được tính vào chi phí cơ hội mà.
Thêm nữa, giả dụ như khách hàng chỉ có 1 tấm hình sản phẩm duy nhất, người làm video sẽ phải dùng AI để tạo ra các tấm hình phù hợp, cũng phải sửa đi sửa lại nhiều lần cho đến khi ưng ý. Đó cũng là chi phí.
Rồi còn chi phí subscription nền tảng, token,…
Cuối cùng là một loại chi phí nữa, loại chi phí quan trọng nhất mà nhiều người bỏ qua, đó chính là chất xám của mọi người. Cùng 1 quy trình, cũng với bấy nhiêu nền tảng, nhưng kết quả đưa ra sẽ hoàn toàn khác nhau nếu được thực hiện bởi những người khác nhau. Bởi đó là khi mà người cón kiến thức và kinh nghiệm thực sự tạo ra sự khác biệt. Nếu chúng ta không biết cách định giá chất xám của mình, e rằng chúng ta sẽ mãi chỉ là những kẻ lấy công làm lời, không hơn không kém.
Bởi vậy, tôi rất hi vọng là chúng ta không còn bán rẻ chất xám của mình nữa. Chúng ta biết cách tôn trọng kiến thức, kinh nghiệm, và giá trị của mình hơn. Bởi chỉ khi chúng ta làm vậy thì khách hàng mới tôn trọng chúng ta được.
Hình bên dưới chỉ là một cuộc trò chuyện ngắn củ tôi với một khách hàng bên Mỹ. Một người bạn của họ giới thiệu tôi, sau khi thấy một vài kết quả mà bên tôi làm ra thì hỏi liền báo giá. Tôi đưa ra mức báo giá như bên dưới thì họ chốt ngay. Đơn giản vì so với họ thì cost đó so với thị trường là quá thấp. Và cuối cùng là chốt để vào việc.
Giá mà tôi đưa ra trong tin nhắn không hề cao đâu các bạn, thậm chí là còn thấp hơn so với định giá của tôi. Do thời điểm này bên tôi cần đề bài để giải nên mới chấp nhận mức thấp như vậy. Mà các bạn thấy đấy, khách hàng họ rất thoải mái với nó. Vậy thì tại sao chúng ta phải lấy giá thấp làm gì, đúng không?
Bài của Facebook Hoang Le