100+ Thuật ngữ SEO cho người mới [update hàng năm]

Trong giới SEO luôn thay đổi nhanh chóng, việc nắm vững các thuật ngữ quan trọng là chìa khóa để thành công một phần nào đó trong công việc SEO. Dưới đây là 100+ thuật ngữ SEO bạn cần biết trong năm 2024:

2024

1-10: Thuật ngữ cơ bản

  1. SEO (Search Engine Optimization): Quá trình tối ưu hóa website để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Hoặc hiểu rõ nghĩa hơn là một tập hợp các kỹ thuật nhằm cải thiện thứ hạng của website, webpage, app… trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google, Bing, YouTube, yandex, coccoc…**

  2. SERPs (Search Engine Results Pages): Trang hiển thị kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác.

  3. Keyword (Từ khóa): Từ hoặc cụm từ người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm.

  4. Backlink: Liên kết từ website khác trỏ về website của bạn.

  5. On-page SEO: Các hoạt động tối ưu hóa trực tiếp trên trang web của bạn.

  6. Off-page SEO: Các hoạt động tối ưu hóa bên ngoài trang web của bạn.

  7. Content (Nội dung): Thông tin trên website dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…

  8. Meta description: Đoạn mô tả ngắn về nội dung trang web hiển thị trên SERPs.

  9. Title tag: Tiêu đề của trang web hiển thị trên SERPs và thanh trình duyệt.

  10. URL: Địa chỉ web của một trang cụ thể (hoặc đường dẫn trang web).

11-20: Thuật ngữ kỹ thuật

  1. Crawling: Quá trình bot tìm kiếm thu thập thông tin từ các trang web.

  2. indexing: Quá trình Google lưu trữ và tổ chức thông tin đã thu thập.

  3. Ranking: Quá trình xếp hạng các trang web trên SERPs.

  4. Algorithm: Thuật toán xác định thứ hạng của trang web trên SERPs.

  5. Spider/Crawler: Bot của công cụ tìm kiếm thu thập thông tin web.

  6. Sitemap: Danh sách các trang trên website giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng crawl.

  7. Robots.txt: File chỉ dẫn cho bot về các trang được phép hoặc không được phép crawl ở website.

  8. Schema markup: Mã đánh dấu cấu trúc dữ liệu giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trang web.

  9. XML sitemap: Là file sitemap dạng XML (Có 2 dạng sitemap là .xml và .html) để cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các công cụ tìm kiếm.

  10. Canonical tag: Thẻ chỉ định URL chính thức cho các trang có nội dung tương tự.

21-30: Thuật ngữ về Content

  1. Long-tail keyword: Từ khóa dài, cụ thể hơn và thường có ít cạnh tranh hơn.

  2. Keyword density: Tỷ lệ số lần xuất hiện của từ khóa trong nội dung.

  3. Duplicate content: Nội dung trùng lặp giữa các trang web hoặc trong cùng một trang.

  4. Thin content: Nội dung ngắn, ít giá trị cho người đọc.

  5. Evergreen content: Nội dung luôn có giá trị, không lỗi thời theo thời gian.

  6. Content gap: Khoảng trống nội dung chưa được đề cập trong lĩnh vực của bạn.

  7. Content audit: Quá trình đánh giá và phân tích nội dung hiện có trên website.

  8. E-A-T: Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness - Chuyên môn, Uy tín, Đáng tin cậy.

  9. YMYL: Your Money Your Life - Các trang web ảnh hưởng đến tài chính hoặc sức khỏe người dùng.

  10. Content hub: Trang tổng hợp các bài viết liên quan đến một chủ đề cụ thể.

  11. TOFU là viết tắt của Top Of The Funnel, tạm hiểu là Đầu kênh.

  12. MOFU là viết tắt của Middle Of The Funnel, tạm hiểu là Giữa kênh.

  13. BOFU là viết tắt của Bottom Of The Funnel, tạm hiểu là Cuối kênh.

31-40: Thuật ngữ về liên kết

  1. Internal link: Liên kết giữa các trang trong cùng một website.

  2. External link: Liên kết từ website của bạn đến website khác.

  3. Anchor text: Văn bản chứa liên kết, thường được gạch chân hoặc đổi màu.

  4. Link juice: Giá trị truyền từ một trang sang trang khác thông qua liên kết.

  5. Nofollow link: Liên kết có thuộc tính nofollow, không truyền giá trị SEO.

  6. Dofollow link: Liên kết mặc định, truyền giá trị SEO.

  7. Broken link: Liên kết dẫn đến trang không tồn tại.

  8. Link building: Quá trình tạo backlink chất lượng cho website.

  9. Link farm: Trang web chứa nhiều liên kết không liên quan, thường được coi là spam.

  10. Natural link: Liên kết được tạo ra tự nhiên, không phải do chủ website chủ động xây dựng.

41-50: Thuật ngữ về đo lường

  1. Google Analytics: Công cụ phân tích website miễn phí của Google.

  2. Bounce rate: Tỷ lệ người dùng rời khỏi website sau khi chỉ xem một trang.

  3. Time on page: Thời gian trung bình người dùng ở lại trên một trang.

  4. Pageviews: Số lần một trang được xem.

  5. Organic traffic: Lưu lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.

  6. Conversion rate: Tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký…).

  7. Click-through rate (CTR): Tỷ lệ người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm của bạn trên SERPs.

  8. Impressions: Số lần website của bạn xuất hiện trên SERPs.

  9. Average position: Vị trí trung bình của website trên SERPs.

  10. Goal completion: Số lần người dùng hoàn thành mục tiêu đã định (đăng ký, mua hàng…).

51-60: Thuật ngữ về công cụ tìm kiếm

  1. Search Engine: Hiểu đầy đủ là Web Search Engine – tiếng Việt gọi là Công cụ Tìm kiếm – là một hệ thống dùng để tìm kiếm thông tin trên mạng.

  2. Bing: Công cụ tìm kiếm của Microsoft.

  3. Google Search Console (GSC): Công cụ giúp quản lý sự hiện diện của website trên Google.

  4. Google My Business: Dịch vụ của Google giúp doanh nghiệp quản lý thông tin hiển thị trên Google.

  5. Featured snippet: Đoạn trích nổi bật xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm.

  6. Knowledge graph: Hộp thông tin bên phải trang kết quả tìm kiếm của Google.

  7. Rich results: Kết quả tìm kiếm có thêm thông tin bổ sung (đánh giá, giá cả…).

  8. People Also Ask: Phần “Mọi người cũng hỏi” trên trang kết quả tìm kiếm.

  9. Local pack: Nhóm kết quả tìm kiếm địa phương hiển thị trên bản đồ.

  10. Voice search: Tìm kiếm bằng giọng nói thông qua các thiết bị hỗ trợ.

61-70: Thuật ngữ về kỹ thuật SEO

  1. Black hat SEO: Kỹ thuật SEO vi phạm quy định của công cụ tìm kiếm.

  2. White hat SEO: Kỹ thuật SEO tuân thủ quy định của công cụ tìm kiếm.

  3. Grey hat SEO: Kỹ thuật SEO nằm giữa black hat và white hat.

  4. Cloaking: Kỹ thuật hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng và công cụ tìm kiếm.

  5. Keyword stuffing: Nhồi nhét từ khóa quá mức vào nội dung.

  6. Hidden text: Văn bản ẩn, chỉ hiển thị cho công cụ tìm kiếm.

  7. Doorway page: Trang web được tạo ra chỉ để chuyển hướng người dùng.

  8. Sandbox: Giai đoạn Google hạn chế hiển thị website mới trên kết quả tìm kiếm.

  9. Penalties: Hình phạt từ Google khi vi phạm quy định SEO.

  10. Disavow: Công cụ cho phép từ chối các backlink có hại.

71-80: Thuật ngữ về kỹ thuật nâng cao

  1. TrustRank: Thước đo mức độ tin cậy của một website.

  2. Domain Authority (DA): Chỉ số đánh giá sức mạnh của một tên miền.

  3. Page Authority (PA ): Chỉ số đánh giá sức mạnh của một trang cụ thể.

  4. Topical Authority: Mức độ uy tín của website trong một lĩnh vực cụ thể.

  5. Semantic SEO: Tối ưu hóa dựa trên ngữ cảnh và ý nghĩa của từ khóa.

  6. Entity SEO: Tối ưu hóa dựa trên các thực thể (người, địa điểm, sự kiện…).

  7. Core Web Vitals: Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng trên website.

  8. Mobile-first indexing: Google ưu tiên sử dụng phiên bản mobile để lập chỉ mục.

  9. AMP (Accelerated Mobile Pages): Công nghệ giúp trang web tải nhanh trên thiết bị di động.

  10. Progressive Web Apps (PWA): Ứng dụng web có trải nghiệm giống ứng dụng di động.

81-90: Thuật ngữ về chiến lược

  1. Keyword research: Quá trình tìm kiếm và phân tích từ khóa phù hợp.

  2. Competitor analysis: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực SEO.

  3. SWOT analysis: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

  4. User intent: Mục đích tìm kiếm của người dùng.

  5. Buyer persona: Chân dung khách hàng lý tưởng.

  6. Customer journey: Hành trình của khách hàng từ nhận biết đến mua hàng.

  7. Funnel: Phễu marketing, mô tả quá trình chuyển đổi khách hàng.

  8. A/B testing: Phương pháp so sánh hai phiên bản để xác định hiệu quả.

  9. ROI (Return on Investment): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.

  10. KPI (Key Performance Indicator): Chỉ số đo lường hiệu suất chính.

91-100: Thuật ngữ mới nổi

  1. AI SEO: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong SEO.

  2. NLP (Natural Language Processing): Xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong SEO.

  3. BERT: Thuật toán của Google giúp hiểu ngữ cảnh tốt hơn.

  4. E-E-A-T: Viết tắt của Experience – kinh nghiệm, Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – thẩm quyền và Trustworthiness – độ tin cậy. Một thuật ngữ mới xuất hiện năm 2024. Một tiêu chí đánh giá nội dung theo cách mới bổ sung yếu tố “Kinh nghiệm” vào E-A-T mà Google đề cập.

  5. Passage ranking: Xếp hạng dựa trên đoạn văn cụ thể, không chỉ toàn bộ trang.

  6. MUM (Multitask Unified Model): Mô hình đa nhiệm của Google, hiểu và tạo ngôn ngữ.

  7. SGE (Search Generative Experience): Trải nghiệm tìm kiếm tạo sinh, tích hợp AI vào kết quả tìm kiếm.

  8. Zero-click searches: Tìm kiếm không cần nhấp chuột, kết quả hiển thị ngay trên SERPs.

  9. Sematic SEO: Là quá trình bổ sung ý nghĩa và xây dựng chiều sâu cho từ khóa. Chiến lược này yêu cầu nội dung bạn viết không chỉ bao gồm từ khóa chính mà còn các câu hỏi, câu trả lời liên quan đến từ khóa đó. Mỗi nội dung có thể gồm một hoặc nhiều câu hỏi mở rộng để bổ trợ. Hiểu ngắn gọn thì Semantic SEO: SEO ngữ nghĩa, tập trung vào ý định tìm kiếm.

  10. Voice search optimization: Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói.

  11. AI-driven SEO: Tối ưu hóa tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo.

  12. Zero-click optimization: Tối ưu cho kết quả không cần click.

  13. Passage ranking: Xếp hạng đoạn văn cụ thể trong nội dung.

  14. Video SEO automation: Tự động hóa SEO cho nội dung video.

  15. Visual search optimization: Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng hình ảnh.

  16. Cost of Retrieval (COR): Là chi phí truy xuất dữ liệu, hay tạm hiểu là chi phí mà Google bỏ ra để truy cập vào website của bạn và lấy nội dung về database.

  17. BrainSpam: Là một thuật toán mà Google sử dụng trong trong thuật toán lõi của mình để xử lý Spam, có nhiều thuật toán và phương pháp khác nhau để xếp hạng tài liệu hoặc phát hiện spam và đặt cho chúng nhiều tên khác nhau như Google Penguin, Google Panda, Rank Brain và cả SpamBrain. Chi tiết có thể đọc thêm tại đây.

  18. Pilar Content: Là chủ đề cốt lõi bao gồm hết tất cả nội dung của trang web hay các kênh social mà bạn sẽ triển khai, là sườn chủ đề chính được phát triển từ big idea cho chiến dịch content.

  19. Pillar Page: Là Page chủ đề chính, đề cập đến nội dung tổng quát của chủ đề đang xây dựng.

  20. Subtopic/Content cluster: Là chủ đề phụ, gồm nhiều bài viết con đi sâu vào chi tiết của từng nội dung đã được đề cập đến ở Pillar Page. Giúp người đọc, người dùng hiểu hơn về toàn bộ chủ đề được đưa ra. Các bài viết con này sẽ được liên kết với nhau và liên kết với Pillar Page.

  21. Cluster Content: Là cụm chủ đề, đề cập vào sâu và chi tiết hơn về nội dung của các trang web.

  22. Topic Cluster (hay cụm chủ đề): Là một nhóm các bài viết về một chủ đề nhất định có tính liên kết với nhau mà mỗi bài viết không cần phải tối ưu theo từng từ khoá riêng lẻ.

  23. Seed keyword: Dịch ra tiếng Việt là “Từ khóa hạt giống”. Đây là thuật ngữ để nói về kỹ thuật nghiên cứu từ khóa dựa trên quy mô lớn. Seed keyword là những từ khóa khởi đầu và quan trọng cho một chủ đề nào đó. Người làm SEO sẽ dùng các Seed Keyword này để đưa ra các chủ đều phù hợp, lên ý tưởng content và viết bài…

  24. Seed site: Tạm hiểu là những website mà được Google coi là “hạt giống” và đã được Google xác nhận danh tính, tin tưởng về độ trung thực, uy tín, có nội dung chất lượng. Ví dụ: Như global có wikipedia, các trang .gov… Nhỏ hơn trong local thì như Việt Nam ở 1 category cụ thể như về medic thì các trang .gov về y tế, website các viện uy tín như vinmec chả hạn…

  25. Trust Flow (TF): Được Majestic SEO đưa ra trong nghiên cứu của mình, là một điểm số có giá trị từ 0 đến 100 được xác định dựa trên chất lượng của một website. Khi tạo nên chỉ số này, Majestic sẽ tìm kiếm và quét qua các website một cách thủ công và tổng hợp lại một danh sách (bí mật) các “trang hạt giống” (seed site) được tin cậy. Các “seed site” này chính là cơ sở để hình thành nên chỉ số TF, và nếu một website liên kết càng gần tới một trang seed site, thì điểm số TF này sẽ càng cao.

  26. Citation Flow (CF): Được Majestic SEO đưa ra, tạm hiểu là chỉ số này phản ánh số lượng link trỏ về một website mà không đặt tiêu chuẩn chất lượng của link đó. Vậy nên số lượng link trỏ về càng lớn thì chỉ số CF càng cao.

  27. Prompt: Prompt trong AI hay còn gọi là input hoặc request. Đây là một đoạn văn bản hoặc một tập hợp các chỉ thị mà người dùng sử dụng để giao tiếp với AI hoặc mô hình học máy. Prompt đóng vai trò như cầu nối giữa con người và máy móc, truyền tải yêu cầu của người dùng.

100+: Thuật ngữ khác liên quan

  1. Responsive design: Phương pháp thiết kế web giúp trang web hiển thị tốt trên mọi thiết bị và kích thước màn hình khác nhau (máy tính, tablet, điện thoại).

  2. Frontend: Phần “giao diện” của website mà người dùng tương tác trực tiếp, bao gồm các phần tử như văn bản, hình ảnh, nút bấm và biểu mẫu mà người dùng nhìn thấy và tương tác.

  3. Backend: Phần “hậu trường” của website, bao gồm máy chủ, phần quản trị admin, cơ sở dữ liệu và ứng dụng xử lý logic nghiệp vụ. Backend xử lý dữ liệu và tạo nội dung động cho frontend.

  4. Domain (Tên miền): Là địa chỉ duy nhất của website trên internet, ví dụ như nghienseo.com. Tên miền giúp người dùng dễ dàng truy cập website thay vì phải nhớ địa chỉ IP.

  5. Hosting (Lưu trữ): Là không gian lưu trữ trên máy chủ để chứa các tệp và dữ liệu của website, giúp website có thể truy cập được 24/7.

  6. CMS: Phần mềm giúp tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung website mà không cần kiến thức lập trình chuyên sâu. Ví dụ: WordPress…

  7. Redirect 301 (Moved permanently): Được hiểu đơn giản là một mã trạng thái HTTP mục đích thông báo việc dịch chuyển vĩnh viễn các URL hoặc các website cũ sang một URL hoặc một website mới. Đồng nghĩa việc này là tất cả các giá trị của website hoặc URL gốc sẽ được chuyển hoàn toàn qua URL mới.

  8. Redirect 302 (Moved temporarily): Được hiểu là chuyển hướng liên kết tạm thời. Lỗi 302 redirect là một mã trạng thái HTTP thông báo rằng website hoặc URL cũ đã chuyển đổi tạm thời sang địa chỉ mới nhưng vẫn phải tiếp tục sử dụng đường dẫn URL cũ.

  9. Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết - kiếm hoa hồng bằng cách giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của người khác.

  10. Dropshipping: Một hình thức bán hàng không tồn kho - bán sản phẩm mà không cần dự trữ hàng.

  11. Passive Income: Thu nhập thụ động - kiếm tiền mà không cần tham gia trực tiếp sau khi thiết lập.

  12. CPA: Chi phí cho mỗi hành động - mô hình quảng cáo trả tiền khi có hành động cụ thể.

  13. Niche: Thị trường ngách - phân khúc thị trường cụ thể, hẹp.

  14. Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi - phần trăm khách truy cập thực hiện hành động mong muốn.

  15. Influencer Marketing: Tiếp thị người ảnh hưởng - sử dụng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm.

  16. PPC: Quảng cáo trả tiền theo click - mô hình quảng cáo chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào.

Nắm vững 100+ thuật ngữ SEO này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực SEO và cải thiện chiến lược SEO của mình trong năm 2024. Hãy tiếp tục cập nhật kiến thức vì SEO luôn thay đổi!

Đọc thêm bài viết: Bạn có đang “ngợp” với các thuật ngữ SEO mới?

PS: Nếu bạn nhớ ra thuật ngữ nào mà bài viết còn thiếu, vui lòng comment tại bài viết này để được bổ sung và update hàng năm nha!

:asterisk: Ghi nguồn nghienseo.com khi đăng tải lại bài viết này.

4 Lượt thích

Hay quá!

2 Lượt thích