Chuyện Shortcode – Phần 2

Xin chào các bạn, lại là mình đây: mình là người đã chia sẻ bài trước về shortcode (xem lại bài: https://www.facebook.com/…/nghi…/posts/1181706529166015/)
Và bài này vẫn lại là shortcode, tuy nhiên có thể bài trước mình viết chưa rõ ràng về loại shortcode mình đề cập nên nhiều anh em đang hiểu nhầm. Lúc này là 00:35 (gần bằng giờ hôm qua) nhưng mình đang hơi say, tuy vậy vẫn cố mở mắt viết bài chia sẻ phần 2 nói về shortcode với anh em, nhằm mở rộng thông tin giúp anh em hiểu hơn cũng như thảo luận đa chiều hơn.
VỀ SHORTCODE
Định nghĩa bài trước đã không bàn, bài này cũng không luôn, nhưng cần phân biệt giữa shortcode tĩnh và shortcode động:
Shortcode tĩnh là loại shortcode được định nghĩa một cách cố định và không thay đổi dựa trên dữ liệu đầu vào. Nó thường được sử dụng để chèn các thành phần cố định hoặc biểu mẫu chuẩn vào trang web. Ví dụ: button, contact form, ưu đãi, khuyến mãi,…
Shortcode động là loại shortcode mà mã ngắn được định nghĩa dựa trên dữ liệu đầu vào và có thể thay đổi nội dung dựa trên các tham số được cung cấp. Điều này cho phép bạn tạo ra các shortcode linh hoạt và có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích.
Tóm lại hiểu đơn giản: shortcode tĩnh là loại shortcode mà không thay đổi dựa trên dữ liệu đầu vào, trong khi shortcode động là loại shortcode mà có thể thay đổi nội dung dựa trên các tham số được cung cấp.
Như vậy: qua đây bạn hiểu rõ có 2 loại shortcode, và loại shortcode mình đề cập tới bài viết trước là là loại shortcode tĩnh (vì mình tập trung vào câu chuyện SEO cũng như thông qua câu chuyện của người anh hỏi mình nên mình viết dựa trên câu chuyện của shortcode tĩnh (mà hầu hết những người làm SEO cũng chỉ quen dùng dạng shortcode này)) dẫn đến không ít anh em khi xét sang short code động thấy: “có gì đó sai sai”
Có 1 điểm mình xác nhận là đúng: “shortcode hay cái gì thì cuối cùng nó cũng render ra là html” do đó Google BOT đọc được, tuy nhiên cần phân biệt 2 dạng shortcode tĩnh và động để áp dụng cho SEO đúng cách (vì đây là Group về SEO)
Với shortcode động không hề liên quan chủ đề mình viết hôm qua (và dĩ nhiên nó chẳng liên quan gì nhiều tới index hay noindex cả) – Xem hình 1 là mình đang áp dụng cho khá nhiểu web (nhất là phần Custom Template Forr Single Product trên Flatsome)
Với shortcode tĩnh: là chủ đề chính ở bài viết hôm qua, ở đó bạn tạo nội dung ở 1 trang đơn (hay như mình ví dụ Ux-block) và nó có url riêng, nội dung cố định, thì dù bạn index hay noindex việc đánh giá và xếp hạng cho trang đích lúc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
  • Chất lượng nội dung trang đích
  • Chất lượng tổng thể toàn site
  • Chất lượng nội dung và sự liên quan giữa đang đích cần SEO và trang tạo ra shortcode,…
Như vậy, xem hình 2 và 3 sẽ thấy rõ cái ý của mình nói tới trong bài viết hôm qua: những nội dung như banner, hay tiện ích sản phẩm sẽ không có giá trị cho việc đánh giá và xếp hạng nơi trang đích nó được gắn vào.
Ngoài ra những shortcode như: ưu điểm sản phẩm, contact form 7, button,… Cũng không được đánh giá là nội dung hữu ích, có giá trị để được xếp hạng độc lập.
Do đó, vẫn muốn nhắc lại quan điểm cá nhân: Nếu bạn làm SEO, và cần SEO ở trang đích nào thì cứ đưa nội dung chất lượng vào Url trang đích đó thay vì đưa nội dung vào một trang khác rồi chèn shortcode “tĩnh” vào trang cần SEO.
LƯU Ý VÀI ĐIỀU SAU:
Google đôi khi có thể sử dụng nội dung có trong một shortcode để đánh giá và xếp hạng SEO nhưng thường thì câu trả lời là: KHÔNG hoặc “có thể” hoặc “đôi khi”
Đa phần shortcode thường được sử dụng để xuất nội dung không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Ví dụ: shortcode thường được sử dụng để xuất các nút chia sẻ mạng xã hội, biểu mẫu liên hệ, button và nội dung khác không liên quan đến truy vấn tìm kiếm.
Thuật toán của Google luôn thay đổi, vì vậy có thể Google sẽ thay đổi chính sách của mình về cách xử lý shortcode một cách âm thầm mà không có bất kỳ công bố nào (nên nghe thì nghe, làm đôi khi ngược lại, hí hí)
1/ Google vẫn có thể lập chỉ mục nội dung của shortcode, mặc dù trang đó không được lập chỉ mục.
Google có thể lập chỉ mục nội dung không có trên trang được lập chỉ mục theo một số cách. Ví dụ: thông qua quy trình tìm nạp và hiển thị của Google. Quá trình này cho phép Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung không có trên trang được lập chỉ mục bằng cách tìm nạp trang và hiển thị trang đó trong trình duyệt của chính Google.
Một cách khác mà Google có thể index nội dung không có trên trang được index là thông qua chỉ mục liên kết của Google. Chỉ mục liên kết là cơ sở dữ liệu của tất cả các liên kết mà Google đã tìm thấy trên web. Google sử dụng chỉ mục liên kết để tìm nội dung mới để lập chỉ mục và xếp hạng các trang trong kết quả tìm kiếm.
2/ Google “có thể” xếp hạng trang có shortcode dựa trên nội dung của trang đó. (có thể thôi nhé)
Google có thể hiểu mối quan hệ giữa hai trang bằng cách xem xét một số yếu tố, bao gồm các yếu tố sau:
  • URL của hai trang
  • Văn bản neo của các liên kết giữa hai trang
  • Nội dung của hai trang có chất lượng và có giá trị
  • Nếu Google có thể hiểu mối quan hệ giữa hai trang, Google có thể sử dụng nội dung của trang để xếp hạng trang bằng shortcode.
3/ Google đang xếp hạng trang có shortcode dựa trên các yếu tố khác.
Ngoài nội dung của trang và mối quan hệ giữa hai trang, Google cũng có thể xếp hạng trang có shortcode dựa trên các yếu tố khác, chẳng hạn như sau:
  • Số lượng liên kết đến trang đó
  • Chất lượng nội dung trên trang đó
  • Điểm tối ưu tổng thể của trang đó
Bằng cách xem xét tất cả các yếu tố này, Google có thể xếp hạng các trang theo cách phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Thêm điều nữa:
Một khả năng khác là Google có thể xếp hạng trang có chứa shortcode dựa trên nội dung của chính trang đó. Điều này là do Google có thể hiểu mối quan hệ giữa hai trang và có thể xếp hạng trang có shortcode dựa trên nội dung của trang đích cần SEO.
Câu hỏi cuối: Nếu nội dung chứa trong shortcode đó chất lượng, Google vẫn có thể sử dụng nó để xếp hạng cho trang mà nó được đính kèm hay không? Và nó có thể hiện nó lên TOP tìm kiếm của Google không?
Trả lời: CÓ
1/ Google có thể sử dụng nội dung có trong một shortcode để xếp hạng trang mà nó được đính kèm. Tuy nhiên, điều quan trọng anh em cần lưu ý là Google không trực tiếp xếp hạng các shortcode. Thay vào đó, Google xếp hạng trang mà shortcode được đính kèm vì trang đó có chất lượng. Nội dung của shortcode có thể là một yếu tố trong cách Google xếp hạng trang, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất (hãy lưu ý).
2/ Nếu nội dung chứa trong shortcode có chất lượng cao và phù hợp với truy vấn tìm kiếm, thì trang đó có thể xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của trang, chẳng hạn như chất lượng của nội dung trang tổng thể, số lượng liên kết đến trang và thẩm quyền tổng thể của trang.
Anh em cũng cần lưu ý rằng Google có thể thay đổi thuật toán của mình bất cứ lúc nào. Điều này có nghĩa là những gì hoạt động ngày hôm nay có thể không hoạt động vào ngày mai. Điều quan trọng là phải theo dõi các thay đổi thuật toán của Google và đảm bảo rằng trang web của anh em luôn được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm.
Dưới đây là một số mẹo để anh em sử dụng shortcode theo cách tối ưu hơn với SEO:
  • Sử dụng shortcode được thiết kế cho mục đích SEO (nội dung ý nghĩa và có giá trị với người dùng)
  • Tránh sử dụng shortcode để xuất nội dung nhưng chặn Google index.
  • Kiểm tra shortcode của anh em để đảm bảo rằng chúng đang được Google index.
Bằng cách làm theo các mẹo này, anh em có thể đảm bảo rằng shortcode của anh em sẽ không tác động tiêu cực đến quá trình SEO của mình.
Như vậy với các ý trên đây, hy vọng đã giúp anh em hiểu thêm phần nào sự logic của bài trước cũng như ý mình muốn truyền đạt.
Mình hiểu rất rõ cái khó khăn và lúng túng của anh em khi đứng trước một vấn đề nào đó giữa Dev và SEO. Nên điều duy nhất mình muốn là chia sẻ và thảo luận thật nhiều để có những cái nhìn đa chiều hơn, giúp anh em cùng hiểu và phát triển bản thân.
Cảm ơn anh em đã tương tác và cùng thảo luận.
Author: Trịnh Bảo – Group Nghiện SEO
5/5 - (1 bình chọn)