Bạn làm gì khi Google đang “bão”?!

Chào các bạn, cũng lâu mới có thời gian chia sẻ về SEO vì có rất nhiều comment, ib… hỏi mình khi Google đang “bão” thì mình hay nói vui là áp dụng công thức: MKN (mặc-kệ-nó) vì với EXP cá nhân mình làm và đang vận hành nhiều dự án về SEO cũng như đang kiếm tiền từ Google Adsense (En) nên cũng update kiến thức và hay xử lý bệnh ở Team SEO… thì lúc đó mình chả làm gì cả, toàn đợi khi Google công bố việc update xong và thấy tình hình ổn định mình mới bắt tay Audit lại để chính thức fix gì thì fix, lúc đó ranking tăng hay giảm nó đã rõ hơn (thường mất thêm khoảng 1 tuần nữa). Sở dĩ gọi là audit lại vì khi bão cũng có Audit nhưng toàn xếp xó đó để tham chiếu thuật toán mới hay thay đổi gì khác chứ chả Action được gì lúc đó cả. Nên mới có công thức là MKN mang tính vui vẻ, đỡ stresssss.
Làm gì khi Google “bão”?
Thực ra đây là câu hỏi rất khó nhận được câu trả lời thoả đáng vì tất cả những gì Google công bố trong Guideline, bằng sáng chế… nó chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” và chưa tính đến mức độ hấp thụ, tiêu hoá kiến thức, được trải nghiệm thực chiến đó ở mỗi con người chúng ta là mỗi người mỗi khác. Và giữa nói, hiểu và làm nó còn 1 khoảng cách rất xa nữa…
Tựu chung lại có một vài điều cần lưu ý khi có “bão”:
1. Trong những bản update lớn gần đây Google đang đưa vào SGE (Search Generative Expirence) bên cạnh các thuật toán AI nền tảng khác đã lớn và rất “smart”.. nhằm khẳng định vị thế của mình không thể đứng ngoài cuộc chơi AI, chứ không hẳn là cạnh tranh với các bên SE khác như Bing hoặc ChatGPT… Đây là những chiến lược hay thế cờ liên quan đến vị thế chính trị chứ không nằm ở yếu tố công nghệ đơn thuần hay tính cạnh tranh hay một vài điều khác. Nói đúng hơn là vị thế leader của hãng trong bàn cờ chính trị thế giới. Mà nói đến đây thì bạn đang hình dung ra quốc gia nào đang ở vị thế đó, sở hữu công nghệ, phần cứng, phần mềm, brain… đang tập trung và nước nào nắm giữ (tạm stop điều này để tránh lan man vượt quá chủ đề bài viết).
Vì vậy Google có thể đi sau một số hãng nhưng không có nghĩa là Google đứng ngoài cuộc chơi AI. Bạn biết đó chính Chatgpt đã sử dụng lại công bố từ bằng sáng chế AI mà Google đang sở hữu là Transformers (AI model). Hơn nữa với ưu thế là đã sẵn tệp user trên các sản phẩm, database do người dùng đóng góp trong 25 năm qua (data để train AI) của mình thì việc đưa AI vào hay sử dụng AI làm thuật toán chính là đều không cần bàn luận nhiều.
Mình nói phần này dài vậy để cho bạn thấy nghề SEO sẽ còn tồn tại trong dài hạn để các bạn yên tâm đón “bão” khi GG update, hiểu sâu hơn thì chính việc update này là một bước tiến hoá cần thiết để Google ngày một thông minh hơn, hoàn thiện hơn để phục vụ được đúng intent người dùng…
2. Một trong những thuật toán AI mà dân SEO biết đến là RankBrain ra mắt 2015, BERT ra mắt 2018 và nhỏ hơn là SpamBrain, MUM.., mà nhắc đến điều này chúng ta lại có phần tự hào vì có sự đóng góp của người Việt Nam với vai trò là founder dự án này (Tìm hiểu thêm về Google Brain năm 2011)… Cuộc chơi SEO giờ khác xưa rất nhiều nhất là khi cuộc đua AI được tung ra liên tục. Bạn cứ hình dung có bao nhiêu content được AI tạo ra mỗi ngày, bao nhiêu website mới được xây dựng lên… Google sẽ tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực, tài nguyên… cho việc đi thu thập cái gọi là dữ liệu mới và cao hơn nữa là Unique. Vậy nên để vận hành game lớn này Google chả còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các AI và bot của mình để xử lý các mớ thông tin thu thập được bằng các bộ lọc của mình (có cả human). (Lưu ý: Đây là nói về AI nằm trong Core của SE chứ không phải nói về chức năng AI của Google Search hay sản phẩm khác của Google nhé).

Vậy nên để tiếp tục tham gia cuộc chơi SEO này hay đón “bão” đỡ bị trầm cảm hơn, bạn cần thay đổi tư duy làm SEO của mình một cách mới mẻ hơn từ việc có cái nhìn dài hạn về xây dựng brand, lên plan và viết content, xây dựng các thực thể (entity – đây lại là một paint point mà phần lớn dân SEO đã mắc trong nhiều năm qua, entity đang bị hiểu theo một nghĩa quá hẹp và dẫn tới làm chưa đúng, chưa hiệu quả… vì nó chỉ gói gọn ở list social như các nơi bán đang triển khai trên thị trường hiện nay), ux-ui, user behavior (chủ đề này rất hay có dịp sẽ chia sẻ thêm)…

3. Thông thường bão xảy ra những website bị tác động lớn nhất là các website dạng nhỏ, site cấu trúc yếu, rời rạc, tính thẩm quyền không cao, site liên quan ymyl, thiếu chặt chẽ, thin content, thin brand… chứ rất ít xảy ra với các website dạng “seedsite”…
Và khi update google cũng ưu tiên triển khai trên ngôn ngữ En rồi mới tới các ngôn ngữ khác như Vi… nên từ đầu bài mình có đề cập đến công thức MKN đó.
4. Bình tĩnh đón nhận “bão” cho dù bạn đang mất top, bay màu thứ hạng… hãy đọc các thông tin update được các nguồn uy tín từ Tây đến Việt (xem tình trạng update tại link: ), để hiểu kỹ càng Google update thuật toán nào ← Từ đó bạn có thể kiểm tra qua tình trạng website hiện tại của mình đang ở mức độ nào, đã tác động hay chưa tác động để nắm tình hình thực tế…
5. Có rất nhiều trường hợp website bạn thuộc dạng “tốt” nhưng lại bị “bão” đánh bay cũng là chuyện bình thường có thể xảy ra, đơn giản thuật toán không phải lúc nào cũng chuẩn xác tuyệt đối 100%, nên có rơi vào trường hợp này bạn cứ bình tình đợi update xong và ổn định thì khả năng lớn website bạn sẽ tự phục hồi.
6. Và công việc chiếm nhiều thời gian nhất của mình sau “bão” là audit toàn tập website đó.
6.1. Audit onpage: Audit lại cấu trúc website để xem còn tồn đọng những lỗi on-page nào, phát sinh thêm những gì trong thời gian qua… Đó là chưa nói những yếu tố khó như UX-UI các page của web nhiều bạn hay bỏ qua và có muốn làm cũng khá khó với tiêu chí này vì nó là 1 “nghề” nâng cao mà không phải đơn vị nào cũng có nhân sự đủ level làm việc này…
6.2. Audit Content: Kiểm tra các content bị đánh tụt traffic, time onsite ra sao, content cũ, thin content, duplicate content… (check nhiều chỉ số nhưng tạm thời kể tên vậy thôi và phần này cũng chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình audit này).
6.3. Audit link: Kiểm tra và audit tổng link nhất là lượng link (internal link và external link) phát sinh ở các thời điểm…
6.4. Audit traffic: Kiểm tra các nguồn traffic theo local, pageviews, unique visitors, average time on page, CR… xem có gì đột biến. Đặc biệt phần user behavior (nâng cao)…
6.5…

* Công cụ sử dụng: Mình chỉ dùng Screming Frog, GA4, GSC, ahrefs… để phục vụ quá trình audit này. Tuy nhiên ở các tình huống cụ thể hoặc bài toán lớn khác sẽ sử dụng thêm các tool khác nữa.

7. Để ý hơn bạn sẽ thấy Google mỗi thời điểm sẽ ưu tiên 1 trọng số nào đó (tức là cho điểm cao hơn trọng số khác, kiểu ưu tiên) để làm “mù màu” phần lớn người làm SEO tránh bị thao túng ở một vài thuật toán “cố định” nào đó. Nên lời khuyên cho bạn là hãy làm đầy đủ các signal dù là to hay nhỏ. Nhớ lại trước đây dân SEO hay truyền tai nhau có hơn 200 yếu tố xếp hạng nào đó.
Với exp của mình trải qua thì nhận thấy rằng không có một yếu tố nào có thể “thao túng” được Google trong dài hạn (vậy nên vẫn có 1 số trường phái SEO chỉ chú trọng 1 vài yếu tố lớn như trước đây là link (điển hình có vụ J.C. Penney), và nhiều năm gần đây cái gọi là traffic user). Mình không “bài xích” các cách này vì trong ngắn hay trung hạn nó rất hiệu quả và tuỳ vào chiến lược SEO bạn mong muốn nó như nào… Và mỗi ngón nghề đều có cái hay của nó tuỳ vào sử dụng ở mục đích hay hoàn cảnh nào. Tuy nhiên trong bài viết này mình thiên về đề cập các phương pháp SEO mang tính long-term hơn. Đến đây bạn hãy quên hết những gì bạn đọc nãy giờ vì điều mong muốn ở bài viết này là hãy thay đổi Tư duy SEO ngay đi!!!
Chốt lại, đường đi là do bạn chọn, đã chọn thì chấp nhận đón “bão” ở các tâm thế khác nhau mà thôi ^-^
Note:
Có rất nhiều thứ hay ho muốn chia sẻ nhưng thôi xin phép được dừng bài viết tại đây cho đỡ lan man, bài viết là dạng chia sẻ tư duy về SEO chứ không phải chia sẻ tut/trick, quy trình, step-by-step… gì hấp dẫn nên còn “khuyết” phần nào mời anh em bổ sung thêm. Hơn nữa đây là Bài viết dựa trên quan điểm, kinh nghiệm cá nhân dù đã test không ít dự án Adsense (EN) của team trong vòng hơn 1 năm qua theo tư duy mới này, nên bạn thấy hợp gu thì bạn tương tác còn không vui lòng bỏ qua bài viết này.

(Bài viết dành cho #NghiệnSEO, cũng đã viết được hơn 1 tuần mà giờ mới public).

Rate this post