Làm thế nào để viết Content “leo rank” sau khi Google Update?

Trong vài tháng qua, có khá nhiều bạn than thở rằng: xếp hạng của họ bị ảnh hưởng bởi Google Core Update, lượng truy cập của họ tuột nặng nề. Nói ra thì có vẻ khó nghe, nhưng điều này chủ yếu là do website của họ sử dụng nội dung chất lượng thấp hoặc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quy trình sản xuất nội dung của mình.
Câu hỏi đặt ra lúc này là làm thế nào để các webmaster “đảm bảo” cho website và SEO của họ vào những lần update sau? Google có chủ ý gì khi khuyên các chuyên gia SEO nên tạo ra “nội dung chất lượng cao”? Và những yếu tố nào xác định chất lượng của một bản content?
Trong khuôn khổ bài viết này mình cũng xin đưa ra một số yếu tố chính về content như sau:
  1. Thiết lập chiến lược nội dung tốt nhắm đến ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng.
  2. Soạn nội dung dễ tiếp cận
  3. Có một cách tiếp cận SEO “mũ trắng”, phù hợp
#1- Bây giờ chúng ta phải thảo luận cái đầu tiên – chiến lược content của bạn.
Làm thế nào để viết Content Bạn sẽ cần một bản outline (bản tóm tắt) bao gồm các từ khóa (keywords + subkeys) liên quan và đề cập đến các tiêu đề (headings) liên quan, đảm bảo tất cả heading có chung mục đích làm rõ và hỗ trợ cho keyword một cách chi tiết.
Nói “chi tiết” ở đây, nó không có nghĩa là bạn phải viết cho lê thê, dài dòng, mà yêu cầu đặt ra là outline bài viết của bạn phải chứa thật nhiều thông tin HỮU ÍCH, từng phần gắn kết mật thiết với nhau, và liên quan đến chủ đề mà bạn muốn nói tới.
Trong content, outline chính là kim chỉ nam cho toàn bộ bài viết, vậy nên cần đảm bảo việc soạn content sao cho chính xác nhất có thể.
Mách cho bạn một tool hữu ích đó là BARD, công cụ AI mới của Google và là đối thủ của ChatGPT cho việc soạn outline. Nhưng, không có gì là tuyệt đối, nhất là tool, vẫn không nên tin tưởng nó một cách mù quáng. Tốt nhất bạn vẫn nên kiểm chứng bất kỳ thông tin nào mà nó đưa ra (đặc biệt là các thông tin liên quan đến kỹ thuật).
Làm thế nào để viết Content Di chuyển đến nội dung bài viết, trong phần giới thiệu – Introduction, bạn cần ngay lập tức đáp ứng ý định tìm kiếm (search intent) của người đọc. Hãy tiếp cận từ góc nhìn của người đọc: Họ thực sự tìm gì khi hỏi câu hỏi này trên Google? Nội dung của bạn sẽ phải viết để đáp ứng điều này.
Ghi nhớ nếu đó là câu hỏi Yes/No, hãy cung cấp câu trả lời trực tiếp “có” hoặc “không”. Còn đó là một câu hỏi “WH” (câu hỏi bắt đầu bằng từ “WH” như là “What, Why …”), hãy đưa ra quan điểm của bạn trong câu đầu tiên.
Làm thế nào để viết Content Trong phần thân bài, hãy tránh viết những đoạn văn dài dòng, lan man và rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề. Câu từ ngắn gọn nhưng đủ ý. Tránh lối viết kể lể, lê thê vì sẽ đuổi người đọc rời đi một cách nhanh gọn, và hơn hết còn dễ bị thuật toán của Google sờ gáy xem như nội dung spam, nội dung do AI chế ra với “chất lượng thấp”.
Cả ChatGPT và các trình bot khác đều có lối viết văn rất dễ đoán và rời rạc. Vậy nên bạn phải viết theo cách hoàn toàn ngược lại – súc tích, rõ ràng, đủ ý – để có thể phân biệt nội dung do người viết với AI.
Làm thế nào để viết Content Và cuối cùng, kết luận (conclusion) nên cung cấp giá trị thực tế cho người đọc. Hãy tránh viết một cách chung chung hoặc sử dụng ngôn ngữ giống như công ty PR khuyến khích người đọc nhấp chuột hoặc để lại bình luận. Thay vào đó, cung cấp những hiểu biết có giá trị dựa trên từ khóa sẵn có.
Nếu bạn đang review một sản phẩm, nên nhấn mạnh quá trình lựa chọn, những yếu tố quan trọng và cách mà mỗi sản phẩm sẽ đem lại lợi ích cho người dùng hoặc mục đích cụ thể mà người dùng nó là gì.
#2 + 3 – Mình xin phép gộp 2 phần này: tính dễ tiếp cận (accessibility) và SEO content để nói chung vì nó có liên quan mật thiết với nhau.
Làm thế nào để viết Content Ưu tiên mà chúng ta bắt buộc phải xem xét kĩ là các thẻ meta bởi vì chúng giúp thu hút người đọc tìm đến content của bạn một cách dễ dàng hơn.
Trong giới hạn 150 ký tự, viết một dòng meta description hấp dẫn sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan rõ ràng về nội dung toàn bộ bài viết của bạn, kích thích người đọc nhấp chuột để tìm thông tin hoặc câu trả lời mà họ muốn có trong bài viết.
Vậy làm sao tạo ra một meta hấp dẫn? Không phải là cách viết meta máy móc, sáo rỗng theo kiểu: Keyword (thường gặp nhất là keyword dài và là câu hỏi)
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm thông tin liên quan thì bài viết chúng tôi là dành cho bạn hoặc kiểu kêu gọi hãy xem/click/đọc bài viết của chúng tôi và bạn sẽ tìm thấy câu trả lời
Xin đừng! Hãy dừng cách viết meta sáo rỗng, không thu hút này lại. Thay vào đó hãy tư duy dựa vào keyword để hiểu cái mà nó có thể mang lại cho người đọc. Làm sao đảm bảo trong phạm vi số từ đó bạn chỉ ra được nội dung cần cho họ. Theo lẽ tự nhiên, người đọc sẽ tự click, tự đọc, tự xem dù bạn không hề yêu cầu điều đó.
Ví dụ, trang web này có một mô tả meta viết rất tốt và vừa khít trên trang tìm kiếm (ảnh 1)
Làm thế nào để viết Content Nói đến các từ khóa phụ (sub-keywords) liên quan vào bài viết, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs và SEMrush để tìm các từ khóa phù hợp để sử dụng.
Đảm bảo các từ khóa bạn chọn có liên quan đến chủ đề và quan trọng hơn hết, chúng có đủ lượt tìm kiếm (search volume) để bạn đầu tư thời gian và công sức vào. Khi chèn từ khóa, nó phải khớp một cách tự nhiên trong văn bản. Đừng chèn nó một cách “vô duyên” vào một câu không phù hợp. Google sẽ coi đó là spam!
Nếu bạn có một tập hợp các từ khóa phụ như tương tự trên đây (ảnh 2) hãy chọn từ khóa chính và dùng một mình nó thôi. Google vẫn có thể hiểu ngữ cảnh và ý nghĩa mà không cần bao gồm tất cả các từ khóa phụ. Quan trọng hơn là nó không khiến nội dung của bạn có cảm giác như đang bị lặp đi lặp lại, thiếu độ mượt và cả sự liên kết.
Mình lại đưa tiếp một ví dụ nữa (ảnh 3) khi tìm kiếm từ khóa “email marketing”, Google có thể tự động liên kết với “digital marketing”, “emails” và “marketing emails”. Nếu bạn chèn như hình bạn sẽ thấy nó khác bọt ngay, câu văn vẫn rõ ràng, subkey vẫn có, Google thì vẫn hiểu, đặc biệt không khiến nội dung bị lan man và thô cứng.
Hãy luôn nhớ rằng: Thuật toán của Google đủ thông minh để hiểu các từ khóa có liên quan ngữ nghĩa (semantically-related keywords). Bạn không cần phải chèn tất cả các từ khóa phụ vào đoạn văn của bạn. Không chỉ là không cần thiết, điều này còn làm ảnh hưởng chất lượng nội dung của bạn. Bạn cũng có nguy cơ bị đánh dấu là spam bởi thuật toán của Google.
Làm thế nào để viết Content Cuối cùng sau khi bài viết của bạn đã được viết, bạn nên kiểm tra lại để chắc chắn mọi thứ đều đúng và trôi chảy. Bạn có thể sử dụng Google BARD để kiểm tra lỗi và kiểm chứng nội dung của mình. Hoặc bạn có thể sử dụng cách kiểm tra bài viết … bằng mắt. Phương pháp này tốn công một xíu, nhưng bạn sẽ phát hiện ra nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả hơn cả AI.
Làm thế nào để viết Content Ngoài 3 yếu tố vừa đưa ra, còn 1 số yếu tố khác có thể giúp google đánh giá cao content của bạn, nếu bạn quan tâm thì mình sẽ chia sẻ tiếp ở bài sau nhé!
Author: Nguyen Minh Phuong – Group Nghiện SEO
Rate this post